Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Trồng rau thế nào mới đạt tiêu chuẩn rau sạch?

Việc sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong đó việc nhận biết rau sạch cũng khiến người tiêu dùng đau dầu. Vậy trồng rau thế nào mới đạt tiêu chuẩn rau sạch? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về rau sạch cũng như một số quy định cần thiết khi trồng rau sạch.

Thế nào là rau sạch?


Rau sạch là rau hội tụ 3 yếu tố sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Không lẫn đất, cát, rác hoặc các chất bẩn khác bám vào thân, lá, cành của rau. Rau được thu hái, sử dụng đúng lúc rau có năng xuất, chất lượng cao nhất theo từng đợt, từng lứa.


Nước tưới cho rau không có các tạp chất khác, rau được đóng gói có bao bì vệ sinh sạch, bảo đảm tới người tiêu dùng sử dụng ăn ngon, tươi, an toàn. Rau sạch không tồn động các dư lượng chất độc vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế. Ngoài ra rau sạch sẽ không bị ô nhiểm các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng Nitrat, kim loại nặng và các vật gây hại khác ở rau.


Ăn các loại rau trồng nơi ô nhiễm có nguy cơ giun sán cao
Các loại rau bạn ăn mỗi ngày có an toàn không?
Trồng 9 loại cây sau có thể giúp giải khí độc cho ngôi nhà bạn
Mua chậu nhựa trồng cây giá rẻ ở đâu?

3 tiêu chí trồng rau sạch

3 tiêu chí trồng rau sạch

Các khâu trồng rau sạch theo đúng tiêu chuẩn

1 Đất trồng
Công đoạn chọn đất rất quan trọng, vùng đất trồng rau phải sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp.
2 Nước tưới
Nước tưới phải sạch, không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.
Nước tưới rau phải sạch đúng theo tiêu chuẩn

Nước tưới rau phải sạch đúng theo tiêu chuẩn

3 Bón phân
Tùy loại rau mà ta có liều lượng bón phù hợp cũng như dùng loại phân bón khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới cho rằng: Nồng độ Nitrat trong thực phẩm không được vượt quá: 3.000mg/kg thực phẩm. Ở từng loại rau như cải bắp không được quá: 500mg/kg, cà rốt 250mg/kg, dưa chuột 150mg/kg, cà chua 150mg/kg.
Như vậy dư lượng Nitra trong rau phải theo quy định chung của tổ chức y tế thế giới, đồng thời phải căn cứ giới hạng của từng loại rau, nhất là các loại rau xuất khẩu.
Vì Nitrat là chất không tốt cho cơ thể người nên cần chú ý khi bón phân, hiện nay muốn lượng Nitra thấp trong rau nhưng vẫn có năng xuất và chất lượng rau cao các tổ chức nông nghiệp khuyến cáo bạn nên bón phân đạm vừa phải, cân đối và kết hợp bón phân chuồng cho rau.
Bón phân sao cho đạt tiêu chuẩn rau sạch

Bón phân sao cho đạt tiêu chuẩn rau sạch

4 Thu hoạch
Khâu thu hoạch là khâu khá quan trọng, tuyệt đối không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Phải  đảm bảo đủ thời gian phân hủy sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán.

Ngoài các khâu trồng được kiểm tra gắt gao thì hàm lượng kim loại nặng ở rau sạch cũng được kiểm tra rất kỹ.

Với câu hỏi “Trồng rau thế nào đạt tiêu chuẩn rau sạch? thì bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc về tiêu chuẩn rau sạch. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết khi sử dụng thực phẩm sạch cho gia đình.

Bài liên quan


EmoticonEmoticon