Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc cây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc cây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Hai nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền nhờ khai hoang trồng mít

Không có đất sản xuất, ông Nguyễn Văn Tánh và ông Nguyễn Phước Nhàn (cùng 58 tuổi, ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã rủ nhau đi khai hoang đất đồi núi để trồng mít. Mỗi năm mỗi ông kiếm trên 100 triệu đồng từ mô hình này.
Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 1
Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 1
Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 2
Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 2

Những cây mít đem lại hiệu quả kinh tế tại trang trại.


Nói về việc rủ nhau làm trang trại, hai ông cho biết, vốn là nông dân truyền thống nhưng đất canh tác đã nhường cho dự án, không có đất sản xuất nên rủ nhau đi khai hoang đất đồi làm trang trại cải thiện kinh tế gia đình.

Ông Tánh chia sẻ, mô hình trồng mít của ông bắt đầu làm từ năm 2000, sau một thời gian bỏ công sức cải tạo khai hoang hơn 1 hecta đất đồi.

Đất đã không phụ người chịu thương chịu khó. Khai hoang tích lũy trồng, dần dà ông lấy ngắn nuôi dài, phát triển trồng hơn 200 cây mít Mã Lai. Sau 4 năm chăm sóc cây mít ra quả và cho thu nhập ban đầu hơn 200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, cơn bão Chan Chu năm 2006 khiến vườn mít gãy đổ bật gốc. Chỉ còn lại vài chục cây.

Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 3
Ông Tánh bên cây mít Mã Lai sai trĩu quả tại vườn

Ông Tánh bên cây mít Mã Lai sai trĩu quả tại vườn


Không bỏ cuộc, ông tiếp tục cải tạo, trồng bổ sung lại hơn 200 gốc mít. Ngoài trồng giống mít Mã Lai, ông tiếp tục trồng xen kẽ các loại mít ta và tìm hiểu trồng dừa xiêm dứa xen kẻ.

“Mỗi năm mít Mã Lai cho thu 2 đợt chính, còn lại thu lai rai trong cả năm. Loại mít này thị trường rất ưa chuộng. Hiện với hơn 120 gốc mít cho thu hoạch, với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg, trừ chi phí đã đem lại nguồn thu cho gia đình hơn 120 triệu đồng mỗi năm”, ông Tánh chia sẻ.
Chậu nhựa trồng cây 

Trong khi ông Tánh chọn mít Mã Lai, cũng với trên 1 hecta đất đồi khai hoang ông Nhàn chọn loại mít Thái để trồng. Với 80 gốc mít đang cho thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí ông Nhàn cũng thu nhập khoảng 60 triệu đồng. Ngoài trồng mít, ông Nhàn tận dụng quỹ đất còn lại tại đồi và vườn nhà để nuôi ếch, cá, trồng các loại cây ăn quả ngắn ngày để tăng hiệu quả kinh tế. Ông Nhàn cho biết, cộng các mô hình kia lại, tính ra, mỗi năm ông thu trên 150 triệu đồng.
Rủ nhau khai hoang trồng mít, 2 nông dân U60 ngồi đếm quả ra tiền - 4
Vườn mít Thái cho quả vài chục trái mỗi đợt của ông Nhàn.


Vườn mít Thái cho quả vài chục trái mỗi đợt của ông Nhàn.


Ông Nguyễn Thanh Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đánh giá, ông Tánh và ông Nhàn là những tấm gương nông dân tiểu biểu chịu khó vươn lên làm giàu tại địa phương. “Tại địa phương, đất đai nhường cho các dự án, người nông dân không có đất sản xuất, nhưng hai ông đã tận dụng đất ven đồi, chịu khó cải tạo, khai hoang làm mô hình kinh tế duy trì cuộc sống, làm giàu chính đáng”, ông Sinh cho biết thêm.
Sưu tầm: Kim Oanh- danviet.vn

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Kỳ bí trả giá 35 tỉ mua gốc bàng 600 tuổi như hang độngGốc bàng đá có hình thù độc đáo mà chủ không bán

Nhiều ngày qua, người dân khắp nơi đang bàn tán xôn xao về một gốc bàng đá cổ thụ khổng lồ ở Sóc Trăng được một người dân địa phương mua về chế tác tạo thành một công trình điêu khắc với nhiều pho tượng, nhiều hình thù độc đáo.
Không ít đại gia, người chơi cây cảnh khắp nơi hỏi mua gốc bàng này với giá lên đến hàng chục tỉ đồng nhưng chủ nhân không bán.
Gốc bàng đá có hình thù độc đáo
Gốc bàng đá có hình thù độc đáo

Trò chuyện với chúng tôi, ông Mai Kiên (67 tuổi, ngụ tại đường Tôn Đức Thắng, P.5, TP.Sóc Trăng), cho biết ông là người gắn bó với nghề gỗ trên 40 năm.

Năm 2014, có dịp đi ngang qua Đình Thần, ở ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng, H.Long Phú, ông thấy có hai cây bàng đá rất lớn, trong đó có một cây đã chết khô, nhiều cành đã bị mục nên ghé lại xem. Hỏi thăm người trông coi Đình Thần thì được biết hai cây bàng này có từ mấy trăm năm trước nhưng một cây đã chết.
Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ việc thi công một công trình bên cạnh nên chính quyền địa phương đề nghị Ban quản lý Đình Thần cho đốn bỏ cây bàng này, tránh nguy hiểm cho người dân. Do cây quá lớn nên Ban quản lý Đình Thần thuê người dân địa phương đốn nhưng khi tới nhìn thân cây quá “khủng”, không ai dám đốn hạ.
Gốc bàng đá khổng lồ, có người hỏi mua với giá 35 tỉ đồng nhưng ông Kiên không bán
Gốc bàng đá khổng lồ, có người hỏi mua với giá 35 tỉ đồng nhưng ông Kiên không bán

Sau đó, có một nhóm người ở nơi khác tới nhận lời đốn cây. Nhưng, sau khi mới đốn được một số nhánh cây thì họ không đốn nữa, bỏ luôn tiền công cho phần đã đốn mà không nói lý do vì sao.

"Sau này tôi nghe người ta kể lại nhóm người đốn cây bàng đó đang nằm ngủ thì không biết mơ thấy cái gì mà sáng ra là họ bỏ đi luôn. Thành ra từ đó không ai nhận đốn cây nữa. Cứ thế, cây khô dần, nhiều phần bị mục", ông Kiên kể.

Nhìn thân cây bàng đang bị khô đi, ông Kiên thấy gốc cây có nhiều hình thù rất đẹp, cuốn hút nên hỏi người phụ trách Đình Thần giá bán bao nhiêu?. Đại diện Đình Thần nói 50 triệu đồng.

"Lúc đầu, tôi trả 30 triệu đồng nhưng họ không bán nên tôi về. Suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ được cũng vì gốc cây bàng đá đó. Có một cái gì đó rất khó hiểu cứ mê hoặc mình, khiến cho tôi thấy cây bàng như đang ở bên cạnh. Sáng hôm sau, người quản lý Đình Thần tự tìm đến tôi và nói thêm cho đình 5 triệu nữa là 35 triệu. Tôi đồng ý mua gốc bàng với giá trên. Sau khi thỏa thuận xong, tôi thuê người, chọn thời gian phù hợp cho người và phương tiện vào đào đưa gốc cây về nhà.
Ông Kiên mướn thợ chế tác nhiều tượng từ gốc bàng đá
Ông Kiên mướn thợ chế tác nhiều tượng từ gốc bàng đá

“Khi vào, trước lúc đào, tôi cũng có “tâm sự” với cụ bàng rằng cụ đã chết, nay chỉ còn thân xác thôi, nếu để giữa mưa nắng thì hư hết, xin cụ cho tôi được đưa thân cụ về nhà mình bảo quản, chăm sóc chu đáo, lâu dài. Mong cụ phù hộ cho mọi điều suôn sẻ. Sau đó, tôi cho người và phương tiện tiến hành đào toàn bộ thân, rễ bàng về đến nhà an toàn, không xảy ra bất kỳ một sự cố nào, dù là nhỏ nhất”, ông Kiên kể.
Theo ông Kiên, các nhà khoa học về thực vật xem xét đã đánh giá tuổi của cây bàng đá này từ 600 - 700 năm trở lên.
Phần lõi bên trong góc bàng đá khổng lồ
Phần lõi bên trong góc bàng đá khổng lồ

Một lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Sóc Trăng cũng xác nhận với phóng viên Thanh Niên là gốc bàng đá này ít nhất 600 năm tuổi. Gốc bàng này rất lớn, đường kính ở phần gốc sát đất khoảng 14m, còn tính luôn bộ rễ chìa ra thì khoảng 25m.

Để đưa gốc bàng lên, ông Kiên và các công nhân phải đào sâu xuống đất và cắt gốc bàng thành hai nửa rồi sau đó thuê xe cẩu hạng nặng đưa lên xe chuyển về TP Sóc Trăng. Theo ước đoán, trọng lượng của gốc bàng này phải lên tới cả trăm tấn và chi phí đưa về tận nơi hết khoảng 700 triệu đồng.
Sau khi đưa được thân bàng này về nhà, ông Kiên cho người gia công để tạo thành một gốc cây với nhiều hình thù rất đẹp, rất lạ mắt khiến nhiều người thích thú, luôn tìm đến để xem. Để bảo quản gốc bàng, ông thuê làm một căn nhà rộng hàng trăm mét vuông với kinh phí khoảng 1 tỉ đổng để làm nơi trưng bày.

Theo ông Kiên, sau khi đưa gốc bàng về, có người đến xem và hỏi mua với giá trên 2 tỉ đồng nhưng ông không bán mà chỉ để lưu lại làm kỷ niệm về một gốc cây có một không hai ở địa phương. Sau đó, có nhiều đại gia, người chơi cây cảnh biết ông Kiên sở hữu gốc cây khủng tìm đến hỏi mua với giá hàng chục tỉ đồng nhưng không thuyết phục được ông.

Ông Kiên, cho biết mới đây có một người dân ở TP.HCM trực tiếp hỏi mua với giá 35 tỉ đồng nhưng ông không bán, bởi ông coi đó là một kỷ niệm đẹp, một cơ duyên hiếm có trong đời làm cây cảnh của mình.

"Tôi chỉ để lại làm vật kỷ niệm về một gốc cây cổ thụ của Sóc Trăng quê mình cho mọi người chiêm ngưỡng thôi. Hiện nay tôi đang hoàn thiện dần các chi tiết, dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành và mở cửa cho mọi người tham quan gốc bàng độc đáo này", ông Kiên tâm sự.
Nguồn sưu tầm: "http://thanhnien.vn/doi-song/ky-bi-goc-bang-600-tuoi-nhu-hang-dong-duoc-tra-35-ti-ma-chu-khong-ban-868337.html".

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

“NHÀ MÁY” RAU SẠCH KHÔNG CẦN ĐÂT, CHẲNG ƯỚT MƯA Ở VIỆT NAM

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XXI, nhiều nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm tòi cách để trồng rau sạch không cần đất và đã thành công, đưa ra một phương pháp “rau sạch không cần đất, chẳng ướt mưa ở Việt Nam”.

Xem thêm : Chậu nhựa trồng cây
             Tự làm giàn thủy canh hồi lưu không khó

Không cần đất, không mất nhiều thời gian chăm sóc, bất chấp mọi nắng mưa, mùa đông hay mua hè,.. rau vẫn sinh trưởng tốt mà không bị ô nhiễm của môi trường xung quanh.

Công nghệ trồng rau thủy canh theo mô hình này ngày càng được áp dụng nhiều, đặc biệt là ở Đà Lạt, Lâm Đồng,..

“NHÀ MÁY” RAU SẠCH KHÔNG CẦN ĐÂT, CHẲNG ƯỚT MƯA Ở VIỆT NAM

Nhà máy rau sạch không cần đất


Công nghệ trồng rau sạch theo mô hình thủy canh này hết sức đơn giản, chỉ cần làm hệ thống giá đỡ cách mặt đất khoảng 1m với hàng loạt ống máng lá, ống thủy canh. Những ống thủy canh này được khoét thủng từng vòng tròn nhỏ trên bề mặt,tạo thành lỗ để đặt cây rau vào trồng. Khoảng cách giữa các lỗ được chia đều nhau.

Hằng ngày, rau sẽ được tưới tiêu tự động thông qua hệ thống bơm nước tự động. Hệ thống này hoạt động liên tục, không gián đoạn để đáp ứng cây phát triển sinh trưởng tốt. Thường thì mỗi lần phun nước từ 2- 3 phút.

Để cây không bị ô nhiễm với môi trường bên ngoài, sạch 100% thì phải có sự bảo vệ của nhà kính. Nhà kính buộc phải có đầy đủ các yếu tố để rau phát triển như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí CO2 , khí oxy,... cần thiết cho cây.

“NHÀ MÁY” RAU SẠCH KHÔNG CẦN ĐÂT, CHẲNG ƯỚT MƯA Ở VIỆT NAM

Rau sạch trong nhà kính, chẳng ướt mưa ở Việt Nam


Nhà kính là một mô hình lý tưởng tạo điều kiện cho rau phát triển, sinh trưởng tốt, giảm thiểu sự tác hại dưới các môi trường xung quanh. Nhà kính là môi trường lí tưởng cho cây sinh trưởng tốt, ngăn chặn côn trùng và ngăn các mầm bệnh từ côn trùng.

Ưu điểm của nhà kính:(Gợi ý mô hình nhà lưới - Nhà kính giá rẻ)

-Trồng rau trong nhà kính đáp ứng cần phải các yêu cầu chất lượng của các nhóm người tiêu dùng đô thị như vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng,..

-Do được áp dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, nhà kính được đánh giá cao trong việc như: kỹ thuật canh tác, thực hiện đầy đủ các công nghệ chăm sóc, giá trị của sản phẩm(rau sạch) được gia tăng, có được sản phẩm chất lượng cao trên thị trường.

-Việc sử dụng hiệu quả của năng lượng ánh sáng tự nhiên vào mùa đông, sản xuất rau chất lượng cao chống mùa.

-Không chịu sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh (mưa, quá nắng,.).

Tuy nhiên thì trồng rau trong nhà kính nhiều lúc sẽ gây nên hiện tượng quá nóng. Vì thế, cần phải thiết lập các hệ thống làm mát để có một “nhà máy rau sạch không cần đất, chẳng ướt mưa ở Việt Nam”.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Ngày rét nên làm gì để bảo vệ rau sạch, hoa

Nước ta là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, khắp đất nước hầu như không bị rét nhưng vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên vùng phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến rau sạch, hoa trồng ngày tết.

Ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,Điện Biên ... nhiệt độ rơi xuống mức kỷ lục. Và đã lan rộng sang nhiều nơi khác từ Lạng Sơn, Mộc Châu, Yên Tử,..và cả Hà Nội. Với thời tiết như thế thì mọi người bị ảnh hưởng nặng nề, khổ sở nhất là những người trồng rau, hoa...Đi dạo một vòng thì thấy các loại hoa, cây cảnh, rau sạch,..bị phủ 1 lớp băng tuyết nặng nề. Vào các dịp tết thì những khu vườn trồng hoa có khả năng đổ xuống sông, xuống biển.

Sau đây là các cách bảo vệ cây cối qua đợt giá rét

Hầu hết các loại rau, hoa đều có thể sống ở nhiệt độ 120C nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 100C chúng dễ bị chết cóng. Vậy làm thế nào để cho những người làm vườn tại nhà có thể cứu sống các cây hoa, cây rau để chúng sống sót sau mùa đông giá lạnh để được đón các mùa tiếp theo?

Đem cây vào trong nhà

Nếu nhà bạn có không gian, hãy mang các chậu hay thùng xốp rau sạch vào trong nhà và để sát ở khu vực có ánh nắng như cửa sổ, ban công có mái che. Tỉa bớt các phần lá và cành không cần thiết để giữ nước, giữ nhiệt cho cây.
Ngày rét lên làm gì để bảo vệ rau sạch, hoa

Đem cây vào nhà tránh rét cho cây giúp cây sinh trưỡng tốt trong mùa lạnh


Làm nhà kính mini

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều khi có rét bằng cách tìm mua ô nhỏ hay sử dụng các vỏ chai nhựa để chụp lên phía trên chậu cây. Đây là cách giúp bảo vệ hạt mầm khỏi ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài và cây vẫn có đầy đủ ánh sáng để quang hợp. Hàng ngày, chỉ cần bỏ lớp “kính” khoảng 30 phút để cây thoáng khí rồi che phủ lại.

Ngày rét lên làm gì để bảo vệ rau sạch, hoa

Nhà kính mini là phương pháp hữu hiệu để tránh rét cho cây trồng


Tưới nước mỗi tuần một lần

Vì khi nhiệt độ khí hậu quá lạnh nên quá trình thoát hơi nước diễn ra không thuận lợi. Bạn cũng nên hạn chế lượng nước tưới để tránh tạo thành băng  làm chết rễ. Trong giai đoạn khí hậu rét này, mọi người nên điều chỉnh lượng nước tối thiểu, thay vì hàng ngày điều tưới nước thì giờ đây chỉ nên tưới nước một lần 1 tuần. Tuy nhiên các bạn cũng nên chú ý kiểm tra để tránh tình trạng đất trồng bị khô.

Với các mẹo “ngày rét lên làm gì để bảo vệ rau sạch, hoa” trên đây, hy vọng bạn sẽ biết cách bảo vệ khu vườn của mình luôn khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Kinh nghiệm 4 năm trồng rau thùng xốp của đôi vợ chồng trẻ

Đến với gia đình anh Cảnh, chị Huyền đã có nhiều năm mày mò để trồng vườn rau ngay tại ban công của nhà. Đến nay, khu vườn nhà chị khá đa dạng với các loại rau, quả như khế, dưa vàng, dưa hấu, thanh long,...

Bốn năm trước, chị Huyền (Hà Nội) đã bắt đầu tận dụng các khoảng ban công trống trong nhà để tự trồng rau sạch. Sau nhiều lần thất bại cũng có, thành công cũng có thì chị đã tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm khi trồng rau trong thùng xốp giúp rau xanh mơn mởn, cây ăn quả thì sai quả. Dưới đây là các kinh nghiệm đúc kết của chị Huyền được chia sẽ cho mọi người.


1. Cách làm thùng xốp và đất

Thùng xốp

Tùy vào giống cây mà chọn kích thước thùng hợp lý

Chị Huyền cho biết, hầu hết các loại cây khi được trồng trong thùng xốp cao và nhiều đất thì sẽ phát triển tốt hơn. Tùy thuộc vào các loại cây mà chọn thùng cho phù hợp. Ví dụ khi trồng các loại cây: đu đủ, khế, thanh long, bầu, su su, chanh,..thì cần thùng 40×70×50cm, còn với các loại rau và các cây có kích thước nhỏ như: cà chua, đậu cove,.. thì chỉ cần chọn thùng 30×35×50cm là được.

Khi trồng vào thùng cao sẽ chứa được nhiều đất, vì thế sẽ giữ được nước lâu hơn trong đất và hạn chế số lần tưới nước. Ví dụ như lúc gieo hạt và tưới đủ nước cho đất thì khoảng sau 5 7 ngày bạn mới tưới lại lần 2. Nhờ đó, cây có thể phát triển tốt. Ngoài ra khi tưới nhiều sẽ làm đất bị nén chặt xuống dưới, không tốt cho sự phát triển của cây.

Khi trồng rau trong thùng xốp thì bạn nên đục lỗ xung quanh, cách đáy 5cm để giúp đất thoáng khí và nước sẽ được giữ lại một phần dưới đáy mà không gây ngập úng cây và hạn chế rửa trôi phân bón.

Đất trồng

Đất trồng chị Huyền thường sử dụng đất thịt và đất phù sa. Vì trồng trong thùng xốp nên cần phải xử lý đất tốt để đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.

+ Xỉ than: ngâm nước 2 ngày, mỗi ngày thay nước 2 đến 3 lần, sau đó đập chúng thành các mảnh nhỏ.

+Trấu hun, trấu tươi, phân trùn quế, mùn dừa

+ 1 lượng nhỏ phân NPK dạng bột hoặc sử dụng phân hữu cơ tự ử hoặc mua ngoài tiệm.

Đất sau khi đập cho tơi xốp rồi trộn với các thành phần trên tỷ lệ chiếm 60,70%. Đổ vào cách miệng thùng xốp khoảng 5cm.

2. Cách ươm và gieo hạt

Đối với các loại hạt to, vỏ cứng, bạn cần ngâm qua nước nóng để đảm bảo dễ nảy mầm trước khi gieo. Thường thì chị Huyền thường ngâm nước nóng qua đêm rồi bỏ vào khăn để chỗ tối. Sau 2 - 3 ngày thì những hạt đó nảy mầm và lấy ra ươm để cho cây cứng cáp rồi mới trồng vào thùng xốp.

Với những loại hạt nhỏ thì bạn có thể không cần ủ mà gieo trực tiếp vào đất. Gieo hạt rồi phủ 1 lớp đất khoảng 1cm rồi tưới đủ nước để hạt nảy mầm.

Trời mát thì bạn để thùng xốp để cây quang hợp với ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ quá cao thì cần lưới che nắng cho cây để tránh bớt nắng. Khi cây đã cứng cáp thì đem ra nắng để thích nghi.

3. Ủ rác nhà bếp để tưới cho cây

Ủ phân cá

Bạn cần tìm một thùng to có nắp đậy. Đục nhiều lỗ nhỏ vòng quanh, cách miệng thùng 5cm để thoáng khí. Bước đầu tiên, đổ 1 lớp đất khô dưới thùng dày 10cm. Sau đó, đổ lòng cá hoặc cá ươn lên trên, rải 1 lớp mỏng nấm đối kháng tricoderma rồi tiếp tục 1 lớp đất phủ kín. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi nào gần đến miệng (cách miệng 7 - 10cm) thì đậy nắp lại. Cách vài ngày thì bạn mở nắp và đổ hết nước ngưng tụ dưới mặt nắp thùng. Cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi không thấy mùi nữa. Lúc này đem trộn phân cá vào đất như 1 loại phân bón. Một thùng xốp chỉ cần cho khoảng 2 cân cá trộn đều vào đất trước khi trồng. Mỗi năm, bạn chỉ cần bón 1 lần cũng đã tạo ra kết quả khác biệt.

Ủ rác nhà bếp

Sử dụng các cọng rau thừa, cơm nguội, vỏ rau củ quả, nước canh thừa,...cho vào thùng có nắp đậy. Sau khoảng 7 - 10 ngày là dùng được. Sau đó bạn lấy 1 phần pha cùng 7 - 10 phần nước lã để tưới cho cây. Không nên tưới lên lá cây.

4. Cách bón phân NPK

Chị Huyền thường sử dụng NPK dạng bột để bón lót trước khi trồng. Đối với các loại rau thì có thể không còn sử dụng. Còn cây cho quả thì nên trộn đều 3kg lân, 2kg kali, 1kg đạm. Với ½ chén trà phân NPK pha với 7- 10 lít nước. Mỗi tuần tưới 2 lần cho đến khi cây nhú mầm. Khi cây ra hoa thì không nên tưới nữa để tránh rụng hoa. Khi cây cho quả thì tiếp tục tưới thêm NPK để quá lớn nhanh. Trước 10 ngày thu hoạch thì ngừng tưới phân NPK.

5. Xử lý sâu bệnh hại

Trị sâu bệnh bằng thuốc lào
Lấy 1 gói thuốc lào nhỏ đem ngâm với 1 lít nước trong 2 ngày. Sau đó, các bạn hòa thêm 1,5 lít nước rồi lọc lấy phần nước để trị rệp và một số loại sâu phổ biến.

Trị sâu bệnh bằng gừng, ớt, tỏi.

Làm thuốc trừ sâu từ gừng, tỏi, ớt ngăn ngừa các loại bọ

Bạn băm nhỏ gừng, ớt, tỏi mỗi thứ 1kg rồi đem ngâm cùng 3 lít rượu trắng. Sau 1 tuần lọc lấy nước cốt. Cứ 5 đến 10ml nước cốt pha với 1 lít nước rồi tưới cho cây. Hoặc bạn có thể phun vào đất xung quanh để phòng bệnh cho cây.

6. Cải tạo đất

Thường thì khi sử dụng sau 2 năm sẽ bạc màu, mất chất dinh dưỡng vì thế cần phải cải tạo đất đều đặn để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Hằng năm chị Huyền thường rắc vôi, phơi khô đất vào mùa hè và bổ sung thêm phân trùn quế và trấu hun.

Vào mùa hè, chọn thời điểm nắng nóng liên tục cả tuần. Chị xới đất lên để rắc rồi đem phơi nắng liên tục 7 - 10 ngày. Sau đó chị trộn thêm trấu hun và phân trùn quế.

Khi trồng thì chị cũng chú ý luân canh, xen canh các loại cây trồng để đảm bảo hiệu quả và hạ chế sâu bệnh.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu

Trồng cây trong chậu là giải pháp tốt cho những nhà ở thành phố và bị hạn chế diện tích đất. Vì thế, để giúp các hộ gia đình thành phố có thể thưởng thức được những trái cây ngon do tự mình trồng, chúng tôi sẽ giới thiệu cách trồng cây ăn quả trong chậu.


Cách chọn cây giống

Đầu tiên là phải chọn cây ăn trái phù hợp để trồng trong chậu như: cây cóc thái, cây ổi lùn, cây quýt ngọt,...

Khế là loại cây ưa được trồng trong chậu


Bạn nên chọn những giống cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, phù hợp với thời tiết khí hậu ở nơi bạn sinh sống.

Chú ý: bạn nên chọn các loại cây có rễ chùm. Vì cây rễ chùm dễ phát triển hơn so với rễ cọc khi trồng trong chậu. Nếu bạn trồng cây rễ cọc thì nên chọn các loại cây vừa, nhỏ  và phải chuẩn bị trồng cây to để cây phát triển tốt.

Ngoài ra các bạn cũng nên chọn những cây giống chiết cành từ những cây khỏe mạnh. Trồng theo chiết cành sẽ giúp bạn thu hoạch nhanh hơn so với trồng từ hạt giống, cây con.

Chọn đất và chọn chậu trồng

Đây là bước quan trọng vì khi trồng cây trong chậu rất  bị giới hạn về đất nên phải chọn loại đất đủ chất dinh dưỡng để cây ăn trái phát triển tốt. Theo nghiên cứu từ chuyên gia cho biết nên chọn đất xốp pha phân trùn quế.

Nên chọn đất xốp pha phân trùn quế để trồng cây ăn trái


Đối với chậu, nên chọn chậu trồng cây phù hợp với loại cây và kích thước khi phát triển của cây. Nên chọn các loại chậu sành, chậu càng to thì cây ăn trái dễ càng phát triển và các chậu phải được đục lỗ để cây thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả trong chậu

Sau khi đã chọn được giống, đất và chậu trồng cây thì bạn tiến hành trồng như sau:

Cho đất trồng vào 2/3 chậu. Sau đó cho cây giống đặt vào giữa chậu. Bỏ bao nilon của cây giống và cho cây giống vào chậu. Dùng đất cố định cây giống để không bị ngã là lung lay khi tưới nước.

Khi cây phát triển khoảng 20 ngày thì bạn nên bổ sung phân lân, phân đạm cho cây. Kết hợp với tưới nước với bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Khi cây tới giai đoạn ra hoa kết quả. Nếu cây cho trái quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả nên cần phải ngắt bỏ một số trái để những trái còn lại phát triển được to, chắc.

Kỹ thuật tỉa cành, bấm ngọn, tạo tán cho cây trồng chậu

Đây là công việc quan trọng khi cây trong giai đoạn phát triển, cần loại bỏ bớt các nhánh, không nên để quá nhiều. Cần loại bỏ các cành khô, yếu, bị sâu bệnh,...

Để cây nhanh phát triển và mau ra trái bạn nên thường tỉa cành


Phòng trừ sâu bệnh

Cây ăn trái trồng trong chậu nhà ít bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi một số loại trái thu hút nhiều côn trùng gây hại thì ta nên dùng bao nilon để bao lại. Bạn nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học hay phun nước ớt tỏi để côn trùng gây hại không dám tới gần.

Trên đây là những kỹ thuật trồng cây ăn trái mà bạn cần biết, bạn có thể hoàn toàn áp dụng để tự tay trồng những cây ăn trái cho gia đình của bạn. 

tham khảo: lưới chống côn trùng nông nghiệp

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Gây sốt mạng với meo trồng rau sạch của gia đình ở Đà nẵng

Chị Bắc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn anh chồng làm bác sĩ ở Đà Nẵng. Lúc đầu, cả 2 vợ chồng đều rất bỡ ngỡ khi bắt tay vào làm vườn, 2 vợ chồng chỉ gieo hạt xuống đất để cây tự phát triển. Nhưng với kiểu trồng rau sạch như thế cây chỉ trồng được đợt đầu xanh tốt, còn đợt sau thì còi cọc không lên nữa.

Thấy như thế, 2 vợ chồng quyết định nghiên cứu cách thức làm đất, bón phân, diệt sâu bọ,..Thông qua mạng Internet anh (chị) đã học được các kiến thức làm vườn bổ ích.
Sau khi đã áp dụng thành công và có 1 khu vườn rau sạch chị đã chia sẽ cùng mọi người để ai cũng có một mảnh đất nhỏ như nhà mình:

1.            Xử lý chống thấm, thùng xốp

+ Nếu sân thượng mà chưa xử lý chống thấm tốt, bạn nên lót 1 tấm bạt lớn ở dưới. Tất cả các thùng xốp phải được kê lên cao, khi tưới nước phải tưới vừa đủ cho cây để tránh tràn ra quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà của bạn.

+ Thùng xốp: bạn có thể mua lại các thùng xốp đã sử dụng ở các quầy hoa quả. Đối với mồng tơi, rau cải, không cần phải quá nhiều đất, bạn chỉ cần mua loại thùng xốp vừa. Còn với bầu, mướp, dưa chuột thì phải sử dụng thùng to, đủ lượng đất thì cây mới cho trái, quả.

2.            Làm đất

Khi lấy đất từ đất nền hay ruộng về, bạn nên phơi cẩn thận. Sau đó trộn vôi bột, trộn phân và  xới tơi đất để tăng độ xốp cho đất. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc xử lý các mầm mống của sâu bệnh.
Gây sốt mạng với meo trồng rau sạch của gia đình ở Đà nẵng

Sau khi lấy đất từ ruộng về bạn nên phơi và trộn với vôi bột



3.            Ủ phân

Giai đoạn này tôi chuẩn bị trước đó cả tháng. Tôi thích dùng phân từ thức ăn thừa, cọng rau hoặc lá cây hoại mục. Tôi cho chúng hết vào một thùng lớn và cho vào 1 nắm đất bên trên và đậy nắm lại. Chú ý khi ủ thì không nên cho nước vào thùng hay mở hé nắp để không khí vào. Sau khoảng 1 tháng thì sử dụng được. Nếu có nhiều vỏ chuối thì càng tốt vì chuối có nhiều Kali rất tốt để bón cho cây vào thời kỳ ra hoa, kết quả.

Ngoài ra, vẫn có một cách khác để ủ phân là dùng hoa quả, vỏ quả thừa cắt nhỏ, ngâm vào nước cho lên men, khoảng 1 tuần là dùng được, sau đó pha với nước sạch, tưới cho rau.
Nếu nhà bạn nào làm sữa đậu nành hay dầu dừa thì cũng có thể ủ mục rồi bón cho cây.

4.            Phân NPK

Khi trồng mướp hay bầu thì cần nhiều dinh dưỡng bổ sung nên thỉnh thoảng tôi cũng bón thêm phân NPK để bổ sung,  nhất là vào giai đoạn cây ra hoa, kết quả. Thông thường tôi bón khoảng 1 lần 1 tuần và các bạn đừng nên bón 15 ngày trước khi thu hoạch.
Gây sốt mạng với meo trồng rau sạch của gia đình ở Đà nẵng

Bón thêm phân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho rau


Các bạn cũng có thể mua riêng từng loại của N, P, K tùy thuộc vào từng loại cây:
- N (đạm): có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi.
- P (Lân): kích thích ra rễ, ra hoa
- K (Kali): giúp cây cứng cáp, trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc quả.

5.            Chuẩn bị hạt giống

Trước khi gieo hạt, tôi thường phơi hạt giống trong nắng nhẹ để tiêu diệt mầm bệnh của cây. Hạt giống được ngâm trong nước ấm khoảng 7 tiếng. Sau đó, bạn vớt hạt và ủ vào giấy ướt một ngày là hạt nứt, bắt đầu mọc rễ.

Lúc này, bạn bắt đầu gieo hạt và bạn nên gieo hạt vào lúc chiều mát.

6.            Trồng bằng cây hoặc cành có sẵn

Đối với một số loại rau như rau ngót, lá lốt, ngải cứu,.. thì sau khi mua về sử dụng còn phần cành già đem trồng vào thùng xốp, khoảng sau 2 tuần thì cây bắt đầu nhú ra những lá mới và phát triển xanh tốt. Sau đó chỉ cần làm tương tự thì có một vườn rau nhỏ sử dụng hàng ngày rồi.
Gây sốt mạng với meo trồng rau sạch của gia đình ở Đà nẵng

Trồng rau từ phần dư thừa giúp cây mau phát triển 



7.            Chăm sóc cây

Nếu các bạn đã chuẩn bị đầy đủ khâu làm đất, ủ phân thì chỉ cần chăm sóc, tưới đầy đủ vào cho cây là được. Nhà mình trồng trên sân thượng, nắng rất gắt nên tưới nước 2 lần một ngày. Tuy có hơi vất vả nhưng thấy rau xanh phát triển tốt nên không thấy vất vả gì cả.

Các bạn nhớ là cây ớt, dưa chuột, bầu, mướp, cà chua cần nhiều nắng nên mới cho quả và không bị bệnh phấn trắng.

Còn như cây lá lốt, rau càng cua thì không ưa nắng nhiều nên tôi trồng dưới giàn dưa chuột hay giàn mướp. (có thể dùng lưới che nắng cho cây)

8.            Thụ phấn cho cây

Sự thụ phấn của cây thường diễn ra tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng. Tôi trồng trên sân thượng, gió thì sẵn nhưng côn trùng thì ít. Bởi vậy, tôi quyết định tự làm công cuộc “ mai mối cho anh hoa đực và em hoa cái”.

Tôi thấy hầu như mọi người đều không biết phân biệt hoa đực và hoa cái. Dễ thôi, các bông hoa đực chỉ có phần hoa thôi. Hoa cái có phần bầu nhỏ, sau đó mới đến phầ hoa. Hoa cái nếu được thụ phấn sẽ phát triển thành quả, nếu không được thụ phấn thì sẽ bị rụng đi. Để cây có năng suất cao bạn nên chủ động thụ phấn cho cây.
Gây sốt mạng với meo trồng rau sạch của gia đình ở Đà nẵng

Thụ phấn giúp cây mau ra hoa kết quả


Với mướp và dưa leo thì hoa thường nở vào 7 - 8h sáng. Bạn chỉ cần ngắt hoa đực sau đó bỏ hết các cánh hoa, rồi cho phần nhị hoa của bông đực vào hoa cái.

Còn bầu thì nở hoa vào lúc 17 - 18h nên mọi người khi đi làm về thì nhớ thụ phấn cho cây.

9.            Tiêu diệt sâu bọ

Sâu bọ chủ yếu phát sinh từ ấu trùng có trong đất, nên công đoạn làm đất mọi người cần làm đất kỹ càng, phơi nắng và trộn vôi bột. Tuy nhiên thì còn sót lại ấu trùng, trứng sâu là chuyện bình thường hay sâu bệnh cũng có thể do những loại bướm, côn trùng mang đến.

Để tiêu diệt chúng bạn không thể sử dụng phương pháp phun thuốc trừ sâu như những nông dân thông thường. Với cách như vậy thì vườn sau nhà bạn sẽ không còn rau sạch nữa. Riêng tôi, tôi có cách pha chế thuốc diệt sâu bằng nguyên liệu ớt, tỏi, gừng khá hiệu quả. Công thức tôi sưu tầm được và ứng dụng như sau: ớt, tỏi, gừng mỗi thứ 1kg đem giã nhỏ cộng với 3 lít rượu trong thùng kín ở nơi không nắng nóng. Sau 15 ngày, các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Dung dịch này có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.

Loại thuốc tự chế này có thể phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy...

Mỗi lần phun, bạn chỉ cần lấy 200 300ml hòa cùng 5 lít nước rồi phun đều theo mặt lá. Để phòng bệnh thì cỡ 7 10 ngày phun 1 lần. Khi thấy cây có hiện tượng bị sâu bệnh là phun ngay. Thời gian cách ly 3 ngày.

Không nên phun quá nhiều sẽ gây lãng phí và sẽ khiến cây bị cháy lá.

10.         Thu hoạch

Đối với các loại cây có trái như mướp, dưa leo thì các bạn thu hoạch khi trái to vừa (không nên để quá già sẽ không ngon). Còn đối với cà chua thì tôi thu hoạch lúc quả gần chín, để 1 2 ngày là chín mọng.

Đối với các loại rau, bạn chỉ nên tỉa lá và cắt đi nhưng nhớ để lại phần gốc và rễ để chúng mọc lên lại và bạn sẽ luôn luôn có rau sạch cho bữa cơm gia đình.

Đó là một ít chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau mà tôi đã làm. Chúc các bạn có một vườn rau sạch xanh tươi, phát triển tốt – Chị chia sẻ.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cùng chiêm ngưỡng khu vườn rau sạch chục tỷ đồng

Là một người có ấp ủ một ước mơ trồng rau sạch khi còn ngồi trong ghế nhà trường, ông Lương Trọng Khoa chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật Việt cho biết đến bây giờ ông mới có khả năng thực hiện ước mơ.


Như mọi người biết thì hiện nay tràn ngập các thông tin trên các trang mạng, báo chí,.. về tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có quá nhiều chất bảo quản trong rau sạch, vượt chỉ tiêu an toàn, ngộ độc thực phẩm,... điều đó càng khiến cho ông Khoa mong muốn làm cho ra sản phẩm rau sạch có thể ăn tại chỗ, tại chính khu vườn rau sạch.
Cùng chiêm ngưỡng khu vườn rau sạch chục tỷ đồng

Vườn rau sạch chục tỷ đồng của ông Khoa

Ông Khoa cho biết:” Tôi cùng 3 người nữa trong Hội đồng quản trị của công ty quyết định góp vốn làm mô hình trồng rau sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP để cung ứng cho thị trường. Veeteg Farm được thành lập dựa trê vốn góp của 4 cá nhân. Chúng tôi vận dụng thế mạnh công nghệ nông nghiệp tiên tiến và cam kết đầu tư dài hạn vào mô hình khép kín từ trang trại tới cửa hàng”.

Khi làm rau sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP thì đòi hỏi quá trình gieo trồng từ khâu lựa chọn hạt giống đến gieo trồng tiên tiến giá thể và thủy canh phải được chọn lọc kỹ càng, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố (dinh dưỡng) để phòng ngừa các mầm bệnh. Sản phẩm sau khi được thu hoạch sẽ đưa qua dây chuyền sơ chế được thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo sản phẩm cho ra đạt chất lượng an toàn thực phẩm, có thể trực tiếp ăn mà không cần rửa lại.

Ngoài ra ông cho biết sẽ đầu tư, phát triển các kênh phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Cùng chiêm ngưỡng khu vườn rau sạch chục tỷ đồng

Rau sạch trồng từ vườn của ông luôn đảm bảo chất lượng


Hơn thế nữa, ông muốn cho mọi người biết mọi thông tin về sản phẩm rau sạch nên đã lắp đặt hệ thống camera ở các trang trại, nhà máy, cửa hàng để truyền hình ảnh trực tiếp 24/24 đến người tiêu dùng.

Ông chia sẻ: "Với số vốn ban đầu gần 30 tỉ đồng, giờ đây chúng tôi sẽ mở 3 cửa hàng TPHCM trong năm nay và sẽ phân phối cho các nhà hàng, khách sạn lớn. Nếu kế hoạch được thuận lợi và được người tiêu dùng tin tưởng, thì khoảng sau 4 năm chúng tôi có thể lấy lại vốn. Hiện chúng tôi có một cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ với 450 mặt hàng rau củ, quả sạch và bán với mức giá cao hơn từ 10 40% so với các loại rau sạch trồng theo cách thông thường và chỉ tiêu đặt ra là tiêu thụ 2 tấn rau, củ mỗi ngày. Rau sẽ được lấy từ Đà Lạt sau đó vận chuyển bằng xe lạnh đến Củ Chi để sơ chế. Sau đó sẽ phân phối đến cửa hàng, nhà phân phối để tiêu thụ".

Với niềm đam mê của mình ông Khoa đã dám thử và thành công, còn bạn thì sao?


Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

CÓ NÊN TỰ PHA DUNG DỊCH TRỒNG RAU THỦY CANH

Tự trồng rau sạch tại nhà có lẽ không còn xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là dân thành phố (Hà Nội, TP.HCM,...). Có quá nhiều các tin tức xã hội về vấn đề an toàn  thực phẩm gây nên sự lo lắng của người dùng  với những loại rau trên thị trường. Với tâm lý người dùng lo ngại thực phẩm bẩn nên dân thành phố đã tận dụng các khu ban công trên sân thượng, các lan can rộng,... để trồng rau.

Giờ đây, không còn phải sử dụng đất trồng mà nhờ vào một cách tiên tiến hơn, đó là dung dịch trồng rau thủy canh.

Dung dịch thủy canh đóng vai trò quan trọng, là dưỡng chất không thể thiếu trong việc trồng rau thủy canh. Bạn có thể tự pha dung dịch hoặc mua những dung dịch đã được pha sẵn. Nhưng vì thành phần của dung dịch đa dạng nên nhiều người vẫn phân vân có nên tự pha dung dịch thủy canh hay không?

CÓ NÊN TỰ PHA DUNG DỊCH TRỒNG RAU THỦY CANH

Dung dịch thủy canh đóng vai trò không thể thiếu trong trồng rau thủy canh


Dung dịch thủy canh
là một hỗn hợp các vi chất, khoáng chất và các dưỡng chất, và các chất dinh dưỡng dưới dạng ion hòa tan để cây đễ hấp thụ trong quá trình phát triển. Dung dịch sẽ được pha vào nước, sau đó rễ cây sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước dinh dưỡng thủy canh để hấp thụ các dưỡng chất cần thiết nuôi cây phát triển.

Vậy có nên tự pha chế dung dịch thủy canh không?

Nhiều người nghĩ rằng, mình trồng rau thủy canh thì trồng lâu dài, cho nên không nhất thiết phải mua.

CÓ NÊN TỰ PHA DUNG DỊCH TRỒNG RAU THỦY CANH

Việc tự pha chế dung dịch trồng rau thủy canh không đơn giàn


Nhưng không dễ như bạn tưởng, đối với những người am hiểu tốt về kiến thức hóa học, sinh học,.. thì có lẽ sẽ dễ dàng hơn so với những người không biết gì? Việc tự pha chế dung dịch thủy canh cần phải thực hiện kỹ càng giữa các chất để không xảy ra phản ứng hóa học, làm biến đổi chất của dung dịch.

Sau đâu là cách tự pha chế dung dịch thủy canh tại nhà, mọi người có thể tham khảo:

Đầu tiên cần chuẩn bị: găng tay, cân đo, ca đựng nước, giấy quỳ tím ( dùng để đo độ PH và cần chuẩn bị đầy đủ các hóa chất được liệt kê dưới đây:

Bình 1: pha 54,280 gram Ca(NO3)2.4H2O vào 1 lít nước.

Bình 2: pha chung 8 chất dung dịch này với 1 lít nước.

-MgSO4.7H2O     24,600 gram
-KH2PO4              6,800 gram
-KNO3                  25,250 gram
-H3BO3                1,430 gram
-MnCl2.4H2O       0,910 gram
-ZnSO4.7H2O       0,110 gram
-Na2MoO4.2H2O 0,045 gram
-CuSO4.5H20        0,045 gram

Bình 3:

(a)FeSO4*7H20 2,780 gram pha vào 450ml nước sôi.
(b)Na-EDTA*2H2O  3,730 gram pha vào 450ml nước sôi.
Đổ (b) vào (a), vừa đổ vừa khuấy. Sau đó thêm 100ml nước sôi vào dung dịch vừa khuấy.
Khi pha nên pha bằng nước nóng, thời gian pha chế giảm dần xuống từ 2 giờ>> 30 phút.

Cách pha dung dịch  thủy canh để trồng rau.

Chuẩn bị khoảng 10 lít nước sạch.
Pha lần lượt 125ml của mỗi bình 2,3,1 vào nước, mỗi bình cách nhau 1 phút và khi pha chú ý phải khuấy đều tay.
Cuối cùng là dùng giấy quỳ tím để kiểm tra nồng độ PH là được. Thường thì nồng độ PH đối với rau xanh khoảng 6.2 là tốt.


Ta thấy như trên thì việc tự pha chế dung dịch trồng rau thủy canh khá phức tạp. Vì thế để được tối ưu nhất thì chúng ta nên mua dung dịch thủy canh để về sử dụng cho tiện lợi.