Trồng cây
trong nhà không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà với một số loại cây đặc biệt như: thường
xuân, lan ý, trầu bà... trồng trong nhà sẽ đem lại không gian sống trong lành,
khỏe mạnh cho gia đình bạn.
Bất cứ việc
gì cũng có thể tạo ra khí độc trong không gian sống mà bạn không biết, việc trải
thảm hay sơn tường đều cũng có thể tạo ra các hóa chất gây ô nhiễm không khí
trong nhà bạn. Nhưng bạn cũng yến tâm hơn khi đã trồng những cây này trong nhà.Một
lưu ý là bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước vì độ ẩm của đất có thể khiến nấm
mốc phát triển.
Xem thêm : Lợi ích khi mua chậu nhựa trồng cây thông minh
1.Cây thường xuân
Đây là loại
cây dây leo, tán lá rậm rạp cần ánh sáng, nên đặt ở cửa sổ của nhà tắm. Cây có
tác dụng lọc được formaldehyde một trong những chất gây ô nhiễm không khí, được
sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ
Bên cạnh đó
nó có thể làm sạch không khí có mùi hôi hám.
2.Cây lan ý
Có thể sống
trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế mua chậu trồng cây
này là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Không chỉ hấp thụ
formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene
- hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Lan ý cũng
tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính
và mãn tính khác.
Vì hấp thụ
được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
3.Cây trầu bà
Giống như
nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde,
carbon monoxide và benzene trong nhà.
Cây trầu
bà thích hợp trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn, tại nhà hoặc
môi trường có nhiều tiếng ồn.
4.Cây lô hội
Đây là cây
thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình
3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Cây mọc tốt khi có nắng, tốt nhất nên đặt chậu trồng
cây lô hội ở nơi cửa sổ có nắng để cây phát triển tốt nhất.
Cây lô hội
có tác dụng hấp thu benzen và formaldehyde. Bên cạnh đó nó có khả năng làm lành
vết thương, làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng
da khác.
5.Cây lưỡi hổ
Cây dễ sống,
do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Cây có tác dụng giải độc, lọc
được các khí như formaldehyde. Lưu ý sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào nhà có trẻ nhỏ không nên trồng
Cây lưỡi hổ
sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ
các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong
nhà tắm.
6.Cây cọ cảnh
Cây lọc được
cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene- hóa chất dùng trong quá
trình giặt khô. Chậu trồng cây cọ cảnh sẽ thích hợp để đặt trong phòng giặt
khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ
hoặc phòng khách.
7.Cây mẫu tử
Mẫu tử là
loài cây phân bố rộng rãi từ châu Phi đến châu Mỹ, du nhập vào Việt Nam và được
ưa chuộng bởi hình dáng lạ, thân chồi mập mạp, phiến lá dẹt màu xanh nhạt, bóng
và cong xuống. Cây sống lâu năm, có khả năng loại bỏ các khí độc như Carbon
monoxide, Xylene, Formaldehyde,...
Thích hợp
đặt gần bình gas - nơi có carbon monoxide tích tụ.
8.Cây dây nhện
Loại cây
này thường có thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao. Có giống
lá xanh tuyền hay lá xanh sọc trắng. Chỉ cần tưới khi nào đất gần khô. Cây ưa
bóng râm vừa hay ngoài nắng. Cây thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian
chăm sóc.
Lá cây có
khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng
nhiều trong công nghiệp da và cao su.
Đặt một chậu
cây trên bệ hay treo một giỏ ngoài cửa sổ đầy nắng, cây sẽ giúp bạn lọc
formaldehyde, benzene phân tử trong không khí.
9.Cây thu hải đường trường sinh
Đặt trong
một khu vực có ánh sáng mặt trời phong phú, cây sẽ ra những cụm hoa trắng, hồng,
đỏ rất đẹp mắt. Cây cần môi trường sinh sống được tưới tiêu nước tốt, có độ ẩm
cao.
Cây thu hải
đường có thể lọc tốt benzene và các hóa chất được sinh ra bởi toluene, vốn có
trong một số loại sáp và chất kết dính. Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi
hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất
hóa học, cao su, mực in, chất kết dính... Tiếp xúc với toluene trong thời gian
đủ dài có thể bị bệnh ung thư.
EmoticonEmoticon