Yên Bái: Hướng tới mô hình cung ứng và bao tiêu sản phẩm cây dược liệu
MỞ RỘNG MÔ HÌNH TRỒNG DƯỢC LIỆU
Thị trường đầu ra cho cây dược liệu hiện nay rất rộng mở vì xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc dùng để sản xuất ra các loại dược phẩm thì cây dược liệu còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.Lưới Che Nắng Thái LanNằm tại địa chỉ thôn Bóng Bưởi - xã Xuân Ái - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV nghiên cứu và phát triển dược liệu Xuân Ái là doanh nghiệp tiên phong tại tỉnh Yên Bái mạnh dạn nghiên cứu, nhân giống và cung ứng cho thị trường các loại cây dược liệu quý cũng như hợp tác, liên kết với người dân trồng cây dược liệu, bao tiêu sản phẩm và cung cấp các sản phẩm dược liệu đã chế biến đến với người tiêu dùng.
Thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2018 với quy mô 3.000m2 vườn ươm, năng lực sản xuất trên 200 vạn cây giống/năm. Hàng năm công ty đã cung cấp ra thị trường tỉnh Yên Bái và các tỉnh thành khác như Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng... trên 200 vạn cây giống dược liệu như sa nhân, hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, cà gai leo, kim ngân hoa, trà hoa vàng... Cây giống xuất vườn đều đảm bảo các tiêu chuẩn và có tỷ lệ sống sau trồng cao.
LIÊN KẾT THÊM CÁC LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC
Bên cạnh việc cung ứng giống thì việc liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm cho người dân cũng được chú trọng và đưa vào mục tiêu phát triển của công ty. Năm 2018 công ty đã liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm cho 25 ha cây dược liệu quý của bà con nông dân các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng...Lưới ngăn côn trùng trồng rau sạch
Mở rộng diện tích cây dược liệu |
Theo báo cáo của công ty, hàng năm công ty cung ứng hàng trăm vạn cây giống dược liệu ra thị trường nhưng chủ yếu vẫn là thị trường các tỉnh thành lân cận, trong khi đó Yên Bái là tỉnh có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với phát triển nhiều loại cây dược liệu quý và có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên diện tích trồng cây dược liệu vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân do người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khả năng đầu tư của người dân còn hạn chế và chưa có nhiều các cơ chế chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong phát triển cũng như bao tiêu, chế biến cây dược liệu.
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU GIÚP NGƯỜI DÂN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Hậu - Giám đốc công ty cho biết: “Cây dược liệu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với những cây lương thực, thực phẩm khác, do đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang phát triển cây dược liệu là hướng đi sẽ giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, tạo lập an sinh bền vững. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng diện tích liên kết và bao tiêu sản phẩm cây dược liệu, trong đó định hướng tập trung phát triển mở rộng diện tích trồng tại tỉnh Yên Bái để có nguồn dược liệu tại chỗ đảm bảo về chất lượng và số lượng. Trước mắt, công ty sẽ xây dựng thêm cơ sở thu mua, bảo quản, sơ chế dược liệu và cho ra mắt các sản phẩm dược liệu như Cao cà gai leo, Trà cà gai leo, Cao dây thìa canh... lấy nguyên liệu từ Hợp tác xã sản xuất dược liệu Viễn Sơn (thôn Khe Qué - xã Viễn Sơn - huyện Văn Yên) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và của người tiêu dùng”.Màng nilon nhà kínhĐể đạt được mục tiêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của công ty, rất cần tỉnh có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cũng như các xây dựng các cơ sở thu mua chế biến, đưa cây dược liệu dần trở thành cây mũi nhọn trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững và tiến tới làm giàu cho người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái./.
nguồn sưu tầm
EmoticonEmoticon