Phú Yên: Kết quả bước đầu mô hình quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, 2018, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là ba vùng có diện tích trồng sắn lớn nhất nước (357.900 ha), tập trung hầu hết các cơ sở chế biến tinh bột và ethanol. Tuy nhiên từ tháng 4/2018, bệnh khảm lá do vi-rút gây hại nặng tại một số tỉnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và đe dọa lớn đến ngành chế biến tinh bột của vùng.
NGHIÊN CỨU BỆNH KHẢM LÁ SẮN
Nhằm hạn chế thiệt hại của bệnh khảm lá sắn do vi-rút gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chủ trì dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống sạch bệnh, thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn do vi-rút gây hại tại vùng trồng sắn trọng điểm”. Dự án được triển khai tại 5 tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên trong ba năm 2019-2021 với quy mô 290 ha.Chậu nhựa trồng hoa vạn thọDiện tích trồng sắn ở tỉnh Phú Yên năm 2018 là 24.683 ha, sản lượng đạt 526.437 tấn. Trong đó Sông Hinh là huyện có diện tích trồng sắn cao nhất tỉnh, đạt 10.454 ha, năng suất bình quân của huyện là 22,20 tấn/ ha. X6n1 giống bằng các loại thuốc BVTV cho phéptỉnh đã phôi hợp với trạm khuyến nông huyện Sông Hinh triã Ea Trol thuộc huyện Sông Hinh có diện tích trồng sắn là 1.732 ha, năng suất bình quân 23,00 tấn/ ha. Các giống sắn trồng tại xã chủ yếu là: KM 419, HL-S11, KM94. Năm 2018, Phú Yên cũng như một số tỉnh trồng sắn khác chịu ảnh hưởng của bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) nên năng suất sắn có chiều hướng giảm và giảm hiệu quả kinh tế.
Năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên thực hiện “Mô hình thâm canh, quản lý tổng hợp phòng trừ bệnh khảm lá sắn gây hại tại xã Ea Trol huyện Sông Hinh”. Mô hình được thực hiện từ tháng 04/2019 trên diện tích 10 ha với sự tham gia của 10 nông hộ. Giống sắn trồng tại mô hình là giống KM 140 sạch bệnh do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc cung cấp.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH MỚI CHO TRỒNG SẮN
Trước khi xây dựng mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Sông Hinh đã tổ chức tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn về Qui trình kỹ thuật canh tác làm giảm tác hại và sự lây lan của bệnh khảm lá sắn do Cục Trồng Trọt & Cục BVTV ban hành như: sử giống sắn sạch bệnh, xử lý hom giống trước khi trồng bằng thuốc BVTV, làm cỏ chăm sóc, bón phân cân đối…, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện mật độ bọ phấn (Bemisia tabaci) để có biện pháp phòng trừ kịp thời.Chậu nhựa treo trồng hoaKết quả kiểm tra mô hình 2 đợt (sau trồng 2 tháng và 5 tháng) cho thấy, cây sắn ở các mô hình này đều sinh trưởng tốt, chiều cao cây khoảng 1,8- 2,0m, tỷ lệ bệnh khảm lá rất thấp (2%). Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm bệnh khảm lá ở ruộng nông dân ngoài mô hình và trồng giống KM 419 và KM94 lại rất cao, từ 30- 80%, do nông dân chưa nhận thức được mức độ nguy hại của bệnh khảm lá, còn sử dụng giống nhiễm bệnh của vụ trước, trồng giống sắn không rõ nguồn gốc, không áp dụng các biện pháp canh tác quản lý dịch hại tổng hợp một cách triệt để.
Mô hình trồng giống sắn KM 140 tại xã Ea Trol huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên dự kiến thu hoạch sau trồng khoảng 8- 9 tháng; năng suất củ tươi ước tính đạt 32- 38 tấn/ ha (TB 35 tấn/ha), cao hơn mô hình của nông dân (> 10 tấn/ ha). Với giá bán tại nhà máy là 1.800 đồng/kg thì giá trị tổng thu của mô hình là 63 triệu đồng (mô hình của nông dân thu được 42,3 triệu đồng). Theo hạch toán sơ bộ của bà con nông dân, năm 2019, mức đầu tư cho mô hình trồng giống sạch bệnh là khoảng 25 triệu đồng/ha, mức đầu tư cho ruộng của nông dân là 18 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thu được trong mô hình trồng giống sạch bệnh là 38 triệu đồng, cao hơn lợi nhuận trồng sắn của nông hộ là khoảng 14 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng sắn mới |
LƯU Ý VỀ MÔ HÌNH TRỒNG SẮN MỚI
Kiểm tra mô hình trồng sắn KM140 tại xã xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Từ thực tế xây dựng mô hình tại xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên và kinh nghiệm quản lý dịch hại bệnh khảm lá sắn, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân trồng sắn một số điểm sau:
- Không sử dụng nguồn giống bị nhiễm bệnh để trồng cho vụ kế tiếp.
- Sử dụng giống sắn sạch bệnh và ít bị nhiễm để trồng (KM140 và KM94).
- Xử lý hom giống trước khi trồng bằng các loại thuốc BVTV cho phép.
- Bón phân NPK cân đối kết hợp phân chuồng, phân hữu cơ (nếu có).
- Bố trí thời vụ hợp lý để hạn chế ký chủ của bọ phấn trắng.
- Trồng xen lạc, ngô với sắn để tăng thiên địch của bọ phấn trắng.
Từ thực tế xây dựng mô hình tại xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên và kinh nghiệm quản lý dịch hại bệnh khảm lá sắn, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân trồng sắn một số điểm sau:
- Không sử dụng nguồn giống bị nhiễm bệnh để trồng cho vụ kế tiếp.
- Sử dụng giống sắn sạch bệnh và ít bị nhiễm để trồng (KM140 và KM94).
- Xử lý hom giống trước khi trồng bằng các loại thuốc BVTV cho phép.
- Bón phân NPK cân đối kết hợp phân chuồng, phân hữu cơ (nếu có).
Chậu nhựa dẻo- Sau khi trồng khoảng 30 ngày, kiểm tra nếu xuất hiện một số cây bị nhiễm bị bệnh khảm lá sắn thì nhổ bỏ, tiêu hủy kết hợp phun xịt phòng trừ bọ phấn trắng (nên phun xịt định kỳ ở giai đoạn cây con).
- Bố trí thời vụ hợp lý để hạn chế ký chủ của bọ phấn trắng.
- Trồng xen lạc, ngô với sắn để tăng thiên địch của bọ phấn trắng.
nguồn sưu tầm
EmoticonEmoticon