Tại Xã Vĩnh Long người dân ngồi việc trồng nông sản như ngô, rau ven sông thì người đã chú trọng đến việc kết hợp nuôi cá lồng trên sông để cải thiện thu nhập. Việc kết hợp này đã mang lại nguồn thu cực lớn cho người dân xã Vĩnh Long.
Có thể bạn quan tâm: Lưới chắn công trùng cho nhà kính tăng năng suất cho cây trồng
Cá Chiên "Chúa tể dòng sông" mang lại nguồn thu khủng
Ngoài việc lựa chọn các giống cá đặc sản của Vĩnh Long để nuôi thì một số người dân ở đây đã chọn một giống cá với biệt danh " Chú tể dòng sông" để nuôi ở ven sông. Từ đó nhiều hộ dân đã giàu lên nhanh chóng nhờ thu nhập mà loài cá này mang lại.Hiện tại có hơn 15 gia đình tại xã Vĩnh Long sử dụng mô hình nuôi cá Chiên trong lồng trên sông, mỗi hộ nuôi trung bình từ 4 đến 15 lồng. Nguồn thu của cá Chiên mang lại cao tuy nhiên nuôi việc nuôi cá trên sông cũng gặp khá nhiều khó khăn như: chi phí đầu tư cao, việc nuôi trên sông sẽ gặp khó khăn nhất vào mùa lũ hay thiên tai.
Nông dân nuôi cá Chiên trên sông |
Tại sao Cá Chiên lại có giá trị kinh tế cao?
Cá chiên được xếp vào nhóm cá “ngũ quý hà thủy” (bao gồm 5 loại: cá chiên, cá lăng, cá rầm xanh, cá anh vũ và cá bỗng). Trên thị trường hiện nay thì giá bán cá dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/kg và với mỗi một lồng cá người nông dân có thể thu khoảng từ 50 – 60 triệu đồng.
Theo ông Trần Văn Hưng (xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương) một người có kinh nghiệm 10 năm nuôi cá Chiên cho biết, việc nuôi cá Chiên lồng có rấy nhiều ưu điểm, cụ thể như có thể tận dụng được diện tích mặt nước tự nhiên trên dòng sông, vật liệu làm lồng để nuôi cá cũng khá dễ kiếm, dễ làm và đặc biệt kỹ thuật nuôi không quá khó khăn.
Tùy thuộc vào chi phí đầu tư nuôi cá Chiên, nếu có điều kiện thì người nông dân có thể làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa, và với nguồn đầu tư không cao thì hộ dân có thể tận dụng những cây tre hoặc ống nhựa để làm lồng. Mỗi lồng có thể thả khoảng 50 con cá chiên, mỗi lứa nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, khi cá đạt trọng lượng từ 1,5 – 2 kg thì có thể xuất bán.
Có thể bạn quan tâm: Lưới chắn công trùng cho nhà kính
"Ngày xưa, cũng chưa xa lắm, người dân ven bờ sông Lô chúng tôi vẫn bắt được những con cá chiên to, nặng đến vài chục kg. Có những con cá chiên dân câu được, hoặc lưới được mà khi kéo lên bờ trông mốc thếch, da dày rất kỳ quái, nên nhiều người vẫn gọi những con cá chiên lớn như thế là "thủy quái" sông Lô...Bây giờ, cá đó gần như không còn, dân nuôi lồng có giỏi lắm chỉ độ 10kg đổ lại thôi...", ông Hưng nhớ lại.
Lồng nuôi cá Chiên được đặt trên sông |
“Đầu tiên chỉ với 5 lồng cá chiên, nhưng sau khi có chính sách vay vốn ưu đãi, tôi đã vay 200 triệu đồng để mở rộng diện tích nuôi cá, đến nay nhà tôi đã có tổng số đã có 12 lồng nuôi cá chiên, mỗi năm thu hoạch cho sản lượng từ 6-7 tạ cá, trừ chi phí cho lợi nhuận 150-200 triệu đồng/năm”, ông Hưng chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm: Lưới chắn công trùng cho nhà kính
EmoticonEmoticon