Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Phục tráng giống quýt tiến vua - Quýt Hương Cần

Tìm hiểu về Giống quýt tiến vua

Quýt Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế) là giống quýt đặc sản và quý hiếm được nhiều người ưa chuộng.
Đây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nên thời gian qua, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực phục tráng nguồn gen giống quý này.
Lưới che nắng thái lan
Vườn quýt thực nghiệm của ông Nguyễn Văn Hùng ở xóm 6, thôn Giáp Đông, xã Hương Cần.
Vườn quýt thực nghiệm của ông Nguyễn Văn Hùng ở xóm 6, thôn Giáp Đông, xã Hương Cần.

Loại quýt tiến vua 

Chúng tôi đến xã Hương Toàn vào một ngày thu nắng vàng như mật trải dài trên dòng sông, làng mạc của một miền quê yên ả. Nơi đây, “làng quýt” Giáp Kiền nép mình bên sông Bồ đang tỏa hương thơm ngát bên những hàng cau, khóm chuối...

Đó chính làng Hương Cần, làng quê ở cửa ngõ phía Bắc kinh thành Huế. Nằm gần sát Quốc lộ 1A, Hương Cần nổi tiếng cả nước bởi một thứ trái cây đặc sản tiến vua xưa.

Theo các bậc cao niên, làng Hương Cần xưa gồm 5 Giáp, Giáp nào cũng trồng quýt, nhưng nổi tiếng và ngon thơm hơn cả là quýt Giáp Kiền - một dải đất phù sa nằm sát ngay lưu vực sông Bồ. Nếu đến Giáp Kiền vào mùa Xuân, bạn sẽ được tận hưởng một không gian nồng nàn hương hoa quýt, tinh khiết, dịu dàng, đằm thắm như vẻ đẹp tinh khôi của thiếu nữ Hương Cần.

Nếm quýt Hương Cần, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm của đất phù sa, sự mát thanh của nước nguồn sông Bồ chảy từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, hương thơm nồng nàn của khí trời mùa Xuân hòa quyện với cả vị mặn mòi của mồ hôi người trồng quýt!

Dẫn chúng tôi ra vườn, lão nông Hồ Đăng Dĩ (75 tuổi, ở thôn Giáp Kiền), người có thâm niên trồng quýt lâu nhất làng Hương Cần hiện nay, cho hay, gia đình ông bắt đầu trồng quýt năm 1970. Quýt Hương Cần vốn nức tiếng từ xưa, nó đã đi vào thi ca của đất Thừa Thiên này. Trải qua chiến tranh, thiên tai dịch bệnh, giống cây thoái hóa dần. Nếu khi xưa mấy trăm hộ trồng thì giờ chỉ còn lại chẳng được bao nhiêu.

Người dân chăm sóc vườn quýt ở thôn Giáp Kiền.
Người dân chăm sóc vườn quýt ở thôn Giáp Kiền.
Cây quýt lớn nhất cao chừng ba mét. Cành lá sum suê toả rộng, xanh mướt, mỡ màng. Một cây quýt tuổi trưởng thành trở lên (khoảng sau bốn đến năm năm trồng) cho chừng vài trăm trái. Đặc biệt, sau tháng Tám, quýt Hương Cần mới đạt độ ngon. Ăn quýt Hương Cần nên chờ đến tháng đó hãy ăn, ăn sớm quá, trái thơm gắt mà không ngọt. Ăn quýt vào tiết này, trái chín ủ trong tiết trời nắng nóng đã dịu đi, nên mùi thơm vẫn thăng hoa mà vị ngọt lại như lắng đọng. Cắn nhẹ một múi, nước tứa ra đầu lưỡi đã nghe vị ngọt ùa đến bất ngờ, rồi hít hà mùi hương lên mũi ngan ngát, rất riêng biệt. Cái ngon của quýt Hương Cần là vậy đó. Thật không hổ danh quýt Hương Cần ngon vào hạng nhất nước, ngày xưa dùng để “tiến vua”.
Lưới che nắng Thái Lan giúp cây có năng xuất cao

Quýt sạch với giá trị kinh tế cao

Theo ông Đoàn Dàng, Giám đốc HTXNN Đông Toàn (xã Hương Toàn), tổng diện tích trồng quýt nơi đây khoảng 12ha, tập trung vào vùng đất phù sa ven sông Bồ, thuộc thôn Phe Kiền (xã Hương Toàn). Quýt Hương Cần thơm ngon, đậm đà, rất an toàn và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường bởi không sử dụng hóa chất kích thích quá trình ra hoa kết quả mà tuân thủ theo chu kỳ tự nhiên.

Ở vùng này, hầu như nhà nào trong thôn cũng trồng 2 - 3 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) quýt, nhà trồng nhiều 8 - 10 sào. So với cây lúa, quýt Hương Cần cho thu nhập ổn định hơn. Bình quân mỗi vụ, mỗi gia đình ở đây thu nhập 50 - 60 triệu đồng.

Anh Hồ Đăng Lào (45 tuổi, trú tại thôn Giáp Kiền) cho hay, nhẩm tính, mỗi sào trồng 25-30 gốc, mỗi gốc cho thu khoảng 350 - 400 ngàn đồng. Như vậy, mỗi năm thu hoạch một lần, bình quân mỗi sào thu khoảng 10 triệu đồng. Những năm được mùa như năm vừa rồi, mỗi sào cho thu gần 15 triệu đồng. Gia đình anh Lào trồng 4 sào, thu khoảng 60 triệu đồng.

Theo ông Hồ Đăng Dĩ (75 tuổi), người có thâm niên trồng quýt lâu nhất làng Hương Cần, gia đình có khoảng 5.000m2 quýt cho thu hoạch. Mỗi vụ quýt ông thu khoảng 80-100 triệu đồng. Quýt bán tại vườn cho thương lái với giá hiện nay là 30.000-40.000 đồng/kg. Gia đình ông có cuộc sống khá giả nhờ trồng quýt.

Ông Nguyễn Tâm Phúc (55 tuổi, trú tại thôn Giáp Đông) trồng 10.000m2 quýt tại thôn Giáp Kiền cho hay, Hương Cần là vùng đất phù sa bên sông Bồ, khá trũng, các trận lụt năm 1999, 2007 - 2008, cả thôn lao đao vì quýt ngập úng, chết dần chết mòn. Hồi đó, tôi cùng một số hộ gia đình chung ý nghĩ, nếu bỏ giống cây này thì tiếc quá. Không phải ai cũng cố gắng bảo tồn giống cây quý, nhiều gia đình ở thôn Giáp Kiền không còn bám trụ nổi với giống cây nức tiếng một thời nên phá bỏ, chuyển sang trồng các loại cây khác.

Nói về khó khăn khâu tiêu thụ, ông Dĩ cho biết, hiện nay trên thị trường thương lái trà trộn rất nhiều loại quýt, khó phân biệt đâu là quýt Hương Cần. Tại một số chợ, lái buôn còn trộn quýt Hương Cần với loại quýt khác, hoặc mạo quýt Hương Cần để bán giá cao. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín quýt Hương Cần. Đã đến lúc, vấn đề xây dựng thương hiệu cho loại cây đặc sản nổi tiếng này phải được tính đến nếu muốn sản xuất lâu dài.

Phục tráng quýt Hương Cần

Tuy quýt Hương Cần là giống quýt quý hiếm nhưng đã trải qua hàng trăm năm trồng nên không tránh khỏi sự thoái hoá, vì thế, hiện nay trái quýt nhỏ, hạt nhiều và chua hơn so với trước rất nhiều. Chính vì thế, Trường Đại học Nông - Lâm Huế đã đăng kí thực hiện đề tài “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quýt Hương Cần”.

Quýt Hương Cần
Quýt Hương Cần


Tiến sĩ nông học Dương Xuân Diêu (Vụ Khoa học và Công nghệ của Bộ Công Thương), người được Bộ Giáo dục và Đào tạo mời làm thành viên thẩm định đề tài “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quýt Hương Cần”, cho hay, cuối tháng 7/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý phê chuẩn đề tài do Trường Đại học Nông - Lâm Huế đăng ký và thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2016.

Sử dụng lưới che nắng thái lan trong trồng trọt

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Kiêm Hải (50 tuổi, Phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế xã Hương Toàn) và ông Nguyễn Văn Lai (45 tuổi, Chủ tịch Hôi Nông dân xã Hương Toàn kiêm Hội trưởng hội Quýt của thôn Giáp Kiền) cho hay, kế hoạch phục tráng và bảo tồn nguồn gen quý hiếm quýt Hương Cần hiện nay đang ở giai đoạn 1.

Các chuyên viên của Trường Đại học Nông - Lâm Huế đã và đang tuyển chọn những gốc quýt Hương Cần phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng đảm bảo để lựa chọn nguồn gen quýt đầu dòng và phục tráng nhân rộng cây quýt bằng cách thí điểm ghép nguồn gen quýt Hương Cần trên thân chủ của một giống quýt khác cho năng suất cao. Đến nay, Trường Đại học Nông - Lâm Hếu đã trồng hơn 100 gốc quýt ghép như thế trên diện tích gần 3.000m2 thuộc thôn Giáp Kiền là “thủ phủ của quýt Hương Cần”.

Ông Hoàng Trọng Hiệu, Chủ tịch UBND xã Hương Toàn, cho hay: So với các giống cây ăn quả khác, quýt Hương Cần cho thu nhập khá cao và ổn định. Chính quyền và người dân địa phương đã nỗ lực khôi phục một số diện tích trồng quýt trước đây bị chặt bỏ. Thời gian tới, xã có chủ trương phát triển loại cây này, mở rộng diện tích trồng tại các vùng bãi bồi và trong vườn dân lên 20ha...

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhà vườn, hy vọng khi đề tài hoàn thành, quýt Hương Cần sẽ được bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Từ đó, hương vị quýt “tiến vua” sẽ tuyệt vời hơn, kinh tế nông thôn sẽ phát triển bền vững, bà con trồng quýt nơi đây sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn và kích cầu du lịch ở TX. Hương Trà nói riêng và Thừa Thiên- Huế nói chung phát triển.

Nguồn : Sưu Tầm

Bài liên quan


EmoticonEmoticon