Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

TRỊ BỆNH CHO HOA VẠN THỌ

Từ khóa

Các loại bệnh trên hoa vạn thọ

Có thể nhắc đến một số loại bệnh chủ yếu trên hoa vạn thọ là : bệnh vàng lá đốm, héo xanh, hoa lá, thối gốc trắng,… ngoài ra còn có một số tác nhân như kiến, sâu, dế, trùng phá hại rễ hoặc mầm, sâu vẽ bùa, nhện đỏ,…khiến cho cây non hoặc đã có nụ, hoa sinh trưởng kém và chết.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số bệnh và cách trị bệnh cho hoa vạn thọ.

1. Bệnh vàng lá đốm 

- Hiện tượng: Là hiện trượng trên lá xuất hiện những đốm màu, ban đầu nhỏ dần to ra, nhiều hơn và dày khắp lá, gây ảnh hưởng đến quá trình diệp lục của lá, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Bệnh vàng lá đốm trên hoa vạn thọ
Bệnh vàng lá đốm trên hoa vạn thọ
- Nguyên nhân: do độ PH trong nước tưới và đất dưới 6,5%, đất phèn làm cây bị ngộ độc.
- Cách trị bệnh: phòng trừ bằng thuốc Bavisan, Thane M,… duy trì độ PH trong đất là 6,5%,
Cách trồng hoa vạn thọ ít bệnh

2. Bệnh héo xanh

- Hiện tượng: Khi bị nhiễm bệnh cây đột ngột bị héo (tuy héo nhưng cây vẫn giữ được màu xanh vì thế gọi là bệnh héo xanh). Hiện tượng héo xảy ra rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn. Trên cây những lá non bị héo trước, rồi héo dần ra toàn cây.
Bệnh héo lá xanh trên hoa vạn thọ
Bệnh héo lá xanh trên hoa vạn thọ
- Nguyên nhân: Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, bệnh khá phổ biến trên cây hoa cúc ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, nhất là trong mùa mưa. Ngoài nhóm hoa cúc, bệnh còn gây hại cả cà chua, khoai tây, thuốc lá, các loại đậu đỗ… Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc, nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra nụ hoa.
- Cách trị bệnh:Trước khi trồng, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hoa cúc (và những cây ký chủ khác) ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh ban đầu (tuyệt đối không được vứt bỏ tàn dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho ruộng cúc sau này). Làm luống cao để dễ thoát nước. Không trồng quá dày, để ruộng cúc luôn thông thoáng, khô ráo. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc tro trấu, bón thêm vôi bột, phân lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây.Chọn cây giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh.
Phòng trừ bệnh cho hoa vạn thọ với những kỹ thuật sau đây

3. Bệnh hoa lá

- Hiện tượng: Cây bị bệnh lá có các mảng xanh vàng xen kẻ loang lổ. Phiến lá chổ dày mỏng không đều. Đưa lá bệnh lên ánh sáng thấy gân lá mất màu. Cây bệnh đọt non bị xoăn lại, lá nhỏ, cây kém phát triển. Bệnh nặng toàn cây thấp và nhỏ, các đốt thân cành co ngắn lại, hoa ra ít và nhỏ. Rệp muỗi là môi giới lan truyền.
Bệnh hoa lá trên ho vạn thọ
Bệnh hoa lá trên ho vạn thọ
- Nguyên nhân: Bệnh hoa lá là nỗi lo của nông dân trồng vạn thọ vì đây là bệnh do virus gây ra không có thuốc trị. Bệnh có thể gây hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Cách trị bệnh: Phun côn trùng môi giới là biện pháp phòng có hiệu quả. Vì thế thường xuyên thăm ruộng hoa, phát hiện sự xuất hiện của rệp muỗi thì phun thuốc trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rệp: Map Permethrin 50EC, Confidor 100SL, …

4. Thối gốc trắng

- Hiện tượng: Ở phần cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất xuất hiện những chấm nhỏ màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì cổ rễ bị chuyển màu thâm đen, thối mục làm cho cây ngã ngang khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc. Phần trên mặt đất, bộ lá vẫn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây chết từng chòm.
Bệnh thối gốc trắng trên hoa vạn thọ
Bệnh thối gốc trắng trên hoa vạn thọ
- Nguyên nhân: Căn bệnh này phổ biến trên hoa khi còn là một cây non, do nấm Rhizoctonia Solania gây nên.
- Cách trị bệnh: chúng ta sẽ phun các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Validacin 3L…

5. Các loại tác nhân khác

Với các loại tác nhân như: kiến, sâu, dế, trùng phá hoại rễ hoặc mầm, sâu vẽ bùa, nhện đỏ,… Chúng ta sẽ xử lý bằng các loại thuốc như Furadan, Regen, Thiann=mectin, Confidor,...
Những loại thuốc này chúng ta sẽ pha và phun theo hướng dẫn của thuốc và tùy giai đoạn mà tác nhân phá hoại tiếp cận. Để giúp phòng trừ tác nhân một cách tốt nhất.
Sâu phá hoại hoa vạn thọ
Sâu phá hoại hoa vạn thọ
Lưu ý: Vạn thọ nên được trồng và bố trí ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, liên tục phải theo giỏi quá trình sinh trưởng của cây để có biện pháp xử lí phù hợp và cho được một mùa hoa như ý! Chúc các bạn thành công!
Kỹ thuật giúp hoa vạn thọ ít sâu bệnh

Bài liên quan


EmoticonEmoticon