Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Những hạn chế thường gặp khi trồng rau thủy canh tĩnh

Những hạn chế thường gặp khi trồng rau thủy canh tĩnh

Trồng rau thủy canh không còn xa lạ đối với mọi người, đó là một công nghệ trồng rau hiện đại nhất của nên nông nghiệp hiện nay. Có nhiều mô hình thủy canh khác nhau như canh như thủy canh động (thủy canh hồi lưu), thủy canh tĩnh (thủy canh không hồi lưu) và khí canh,…


Để trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh, trước hết bạn cần chuẩn bị dụng cụ trồng rau thủy canh. Bạn có thể mua sẵn bộ sản phẩm trồng rau bán sẵn với kích thước tùy thuộc vào diện tích mà bạn có. Hầu hết các thùng trồng rau thủy canh đều sử dụng màu trắng đục nhằm hạn chế sự phát triển của rêu và tảo.

Phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh mang lại những ưu điểm:

  1. Giúp tiết kiệm không gian, thời gian trồng rau.
  2. Mang lại năng suất cây trồng nhanh chóng.
  3. Là phương pháp trồng rau linh hoạt với số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn.
  4. Hệ thống trồng rau có thể thiết kế tùy theo diện tích chứa và không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc.
  5. Các thùng trồng rau được thiết kế gọn gàng, với sức nặng nhỏ.
  6. Phương pháp này cũng làm hạn chế phần lớn sâu bệnh, cỏ dại đồng thời lại giúp không gian sống thêm đẹp mắt.


Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế sau:

Tốn diện tích trồng

Đây là vấn đề hay gặp khi trồng rau thủy canh tĩnh bởi thùng chứa thường khá cồng kềnh.

Bạn có thể khắc phục hạn chế này bằng cách dùng các giá đỡ rồi xếp chồng lên các thùng rau. Nhưng bạn cần chú ý xếp linh hoạt, cung cấp đủ ánh sáng theo các hướng khác nhau để cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển xanh tốt.

Cây bị thối rễ

Trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh, môi trường dinh dưỡng thường đứng yên, không có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Theo đó sẽ thiếu hụt lượng oxi trong nước, khiến bộ rễ của cây khó hô hấp, dễ gây úng, thối rễ và hỏng cây, ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rau.

Để khắc phục vấn đề này với diện tích trồng rau lớn thì bạn nên bố trí một hệ thống sục khí cho thùng chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh, đây là dụng cụ trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích giúp tăng lượng oxi trong nước thì rễ cây hô hấp và hút dinh dưỡng tốt hơn. Còn nếu trồng rau với quy mô nhỏ thì bạn có thể sử dụng phương pháp khuấy thủ công để tăng lượng oxi trong nước, tránh hiện tượng rễ cây bị úng, bị hỏng.

Trong nước có các loại bọ gậy

Giá thể trồng cây luôn ẩm, dung dịch thủy canh và những cây rau xanh non sẽ là môi trường lý tưởng để các côn trùng, muỗi sinh sôi, xuất hiện các con bọ gậy trong nước. 


Bạn cần đặt thùng trồng cây ở nơi khô ráo, thoáng sáng, tránh xa các khu vực ẩm thấp, tối tăm và thường xuyên vệ sinh, làm sạch thùng chứa khi trồng các đợt rau mới. Bên cạnh đó, có thể thả những con cá nhỏ vào thùng chứa để tiêu diệt bọ gậy.

Rêu bám vào thùng chứa dung dịch thủy canh

Trồng rau sạch thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng, khi để ngoài ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho vi tảo phát triển tạo rêu bám xung quanh thành thùng chứa. Những loại tảo này sẽ lấy dinh dưỡng trong dung dịch để sinh trưởng, lượng oxi trong nước cũng sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó, khi những loại rêu, tảo này chết đi sẽ sinh ra các chất độc gây ảnh hưởng đến sự sống của cây trồng.

Vì vậy, ngay từ lúc chuẩn bị dụng cụ trồng rau thủy canh mình đã lưu ý là các bạn nên chọn thùng chứa dung dịch dinh dưỡng tối màu, tránh ánh sáng xuyên qua. Trường hợp sử dụng thùng xốp thì nên sơn đen mặt trong, hoặc sử dụng tấm nilon đen để bọc trước khi cho dung dịch thủy canh vào. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh định kỳ thùng chứa dung dịch dinh dưỡng để tránh vi tảo, các loại rêu sinh trưởng, phát triển.

Trên đây là một số vấn đề thường gặp phải khi trồng rau thủy canh tĩnh và cách khắc phục những hạn chế ấy. Hy vọng nó sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn trong việc trồng và chăm sóc rau thủy canh cho gia đình bạn.

Bài liên quan


EmoticonEmoticon