Tiếp theo Tổng hợp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu Phần 1
VII/ Bón phân cho hồ tiêu:
Nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu rất là cao. Bắt đầu từ năm thứ 3 sau trồng, cây cần nhiều nhất là đạm, sau đó đến kali rồi mới đến lân, vôi, magie và các chất khoáng khác.
Từ 1-3 năm bón phân như sau:
Cách bón:
- Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).
- Giữa mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).
- Cuối mùa mưa: 1/3 (Đạm Phú Mỹ + lân + kali Phú Mỹ).
Từ năm thứ 4 đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, bón phân cho một nọc (kg) như sau:
Cách bón phân: Xới nhẹ phá váng sâu 2 cm, rồi rải phân hóa học rồi lấp nhẹ cho kín phân.
VIII/ Vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại tiêu:
Xem thêm:
- Đi tìm giải pháp cho bệnh chết nhanh, chết chậm ở cây tiêu
- Cách diệt trừ dệp sáp trên cây tiêu không khó
- Tiêu glabalgap
1/ Sâu hại:
Quan trọng nhất là loại rệp, gồm:
- Rệp muội: thường bám vào các lá non, ngọn non để chích hút
- Rệp xáp, rệp bông: chúng bám vào đốt, thân, cành lá, đặc biệt là phần gốc rễ nằm dưới mặt đất, chích hút làm cho cây kiệt quệ dinh dưỡng, đồng thời tạo vết thương mở đường cho các loại nấm xâm nhập gây hại.
* Phòng trừ:
- Nếu ít, bắt diệt bằng tay.
- Dùng những loại thuốc trừ sâu thông thường đối với các loại rệp mụi.
- Đối với rệp sáp : dùng các loại thuốc đặc trị Supracide 40 EC, Bi 58, Con fidor,…)
2/ Tuyến trùng hại rễ:
Là đối tượng nguy hiểm đối với cây tiêu. Loại Meloidogyne Incognita chui vào trong rễ làm cho rễ nổi lên các nốt sần. Chúng nó sống trong đó, làm cho rễ cây bị huỷ hoại mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Bệnh càng nặng, rễ tiêu càng có nhiều nốt sần hơn. Cây tiêu bị hại sẽ sinh trưởng chậm, lá biến dần thành màu vàng, rụng dần. Cây tiêu tàn lụi, xơ xác. Vết thương trên rễ cây tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây chết tiêu.
* Phòng trừ:
- Dùng giống kháng.
- Tăng cường bón phân hữu cơ làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng trong gốc tiêu.
- Trồng cây vạn thọ, và dùng thân xác của cây này bón vào gốc tiêu.
- Dùng thêm các loại thuốc đặc trị (Mocap 10G, Vinoca 20ND, Sincosin 0,56 SL, Marshall 5G)
3/ Bệnh hại
a/ Bệnh mạng trắng do loại nấm Marasmius scandensmassee gây hại, chủ yếu trên chùm hom mới trồng. Mạng sợi nấm mọc tua tủa trên hom làm cho hom dễ bị chết.
* Phòng trừ:
- Chọn hom giống tốt, không bị bệnh.
- Xử lý hom giống bằng dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,2 -0,3%
- Phun thuốc Topsin M, Carbendazim 500FL
b/ Bệnh thán thư: do loại nấm Collectotrichum gloeosporioides gây hại trên lá, thân, cành và chùm quả làm cho lá bị cháy có vân; làm cho lá non nhăn, dày, có chấm vàng; gây rụng gié hoa; gây vàng lá, rụng lóng.
* Phòng trị:
- Phải vệ sinh thông thoáng cho vườn tiêu, cắt bỏ những cành nhánh sát gốc, cành lươn, cành bị che khuất.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Dùng các loại thuốc Carbendazim 500FL, Topsin M, Benlate C.
c/ Bệnh khô vằn: do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại, chủ yếu vào mùa mưa, trên các vườn tiêu rậm rạp. Trong điều kiệm ẩm ướt, các bào tử nấm xâm nhập vào thân, cành hút dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu làm héo lá, chết thân, rụng gié. Đây là loại nấm đa thực, hại trên nhiều loại cây và cỏ dại.
* Phòng trị:
- Làm thông thoáng vườn tiêu trong mùa mưa.
- Diệt các cây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh.
- Dùng thuốc Anvil hay Validacin.
d/ Bệnh vàng lá virus: còn được gọi là bệnh “tiêu điên”. Khi bị bệnh, lá cây tiêu bị nhỏ lại, biến vàng, phiến lá nhăn, dị dạng. Cây bệnh cằn cổi, không lớn lên được.
Bệnh do virus gây hại. Hiện nay không có thuốc trị được. Bệnh do côn trùng môi giới, chích hút từ cây bị bệnh truyền sang (rệp, rầy xanh,…).
* Phòng trị:
- Diệt rầy, rệp các loại.
- Không dùng những cây tiêu bị bệnh để nhân giống.
- Nhổ bỏ, gom đốt các cây tiêu bị bệnh nặng.
- Các dao kéo cắt tỉa cành cần khử trùng bằng cồn 900 trước khi cắt sang nọc tiêu khác.
e/ Bệnh héo chết nhanh: do nấm Phythopthora palmivora gây hại. Nấm này xâm nhập và tấn công vào cổ rễ, thân, cuống lá, cuống chùm quả tiêu. Nấm huỷ hoại mạch dẫn nước và dưỡng chất trong thân làm cho thân bị thối nhũn. Quả, cành, lá bị héo và rụng. Diễn biến của bệnh rất nhanh, nhiều cây chết trong vòng 7 – 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trên thân lá.
Nấm Phythopthora palmivora ưa môi trường đất có ẩm độ cao và chua do đó dễ lây lan nhanh chống trong điều kiện đất ngập úng, ẩm ướt. Ngoài ra, những loại nấm khác như Fusarium sp và Pythium sp cũng tấn công cây tiêu làm cho cây bị chết nhưng chậm hơn một chút.
* Phòng trị:
- Chống úng triệt để, nhanh chóng và kịp thời.
- Trị tuyến trùng và rệp sáp hại ở vùng rễ tiêu.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoại mục; bón đúng, đủ, cân đối các loại phân hóa học để cây có đủ dưỡng chất phát triển.
- Vệ sinh thông thoáng cho vườn tiêu, cắt bỏ các cành nhánh cách gốc 40 cm.
- Không xới xáo trong vùng rễ trong mùa mưa.
- Định kỳ dùng những loại thuốc gốc đồng quét và tưới gốc. Dùng Aliette 80WP, Mexyl MZ 80WP phun đẫm lên cây với 2 – 3lần trong mùa mưa.
- Nếu trong vườn có xuất hiện những dây bị chết thì cần nhổ bỏ, tiêu huỷ, rắc vôi bột, phun thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,3%.
- Các nọc tiêu còn lại cần tưới dung dịch gốc đồng các loại và phun đẫm dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,3% hay Metalaxyl nồng độ 0,2%, khoảng 10 – 15 ngày/lần cho đến khi thấy diễn tiến của bệnh ngưng hẳn.
EmoticonEmoticon