Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Cách diệt trừ rệp sáp cho gốc hồ tiêu không khó

Xin được giới thiệu bài viết của anh Trịnh Văn Ba, một người nông dân trồng hồ tiêu lâu năm, giàu kinh nghiệm ở thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Tiêu ngọc thơ xin được tổng hợp kinh nghiệm diệt trừ rệp sáp gốc hồ tiêu, bao nhiêu năm qua của anh Ba đã thực hiện rất hiệu quả để mọi người dễ theo dõi.

Có thể bạn quan tâm: Tiêu Globalgap

Anh Trịnh Văn Ba chia sẻ kinh nghiệp diệt rệp sáp cho gốc tiêu

Anh Trịnh Văn Ba chia sẻ kinh nghiệp diệt rệp sáp cho gốc tiêu

Rệp sáp gốc hồ tiêu là loại sâu bọ khó trị, có các đặc tính sau:

  • Rệp sáp có bộ giáp dày bằng sáp nên thuốc không thể bám dính lên cơ thể 
  • Nó luôn ẩn dưới nền đất rất khó phát hiện 
  • Có khả năng kháng được rất nhiều loại thuốc trừ rệp sáp 
  • Vì vậy rệp sáp ngày càng trở nên nguy hiểm đối với cây tiêu.

Cách diệt rệp sáp gốc hồ tiêu rất dễ và đơn giản, bao gồm 2 công đoạn:

1. Công đoạn đầu tiên (vào buổi sáng trong ngày): tìm và đưa rệp sáp ra khỏi môi trường sống.


Có thể các bạn đang dùng béc hay tưới nhỏ giọt, nhưng tôi khuyên hãy sử dụng cách tưới truyền thống, đó là tưới dí kết hợp với tưới vườn tiêu luôn để diệt rệp sáp. Chú ý điều chỉnh áp lực nước hợp lí, tưới trực tiếp vào gốc tiêu, nếu có rệp sáp thì sẽ bị bung ra, cả rệp lẫn sáp sẽ nổi màu trắng. Xịt cho tới khi không còn thấy rệp sáp từ dưới gốc chui ra nữa thì dừng, chuyển trụ khác. Trụ nào không có rệp thì tưới như bình thường (nhớ đánh dấu những trụ có rệp để theo dõi).

Với cách làm này thì sẽ không ảnh hường gì tới sức khỏe của cây tiêu. Trong khi bạn dùng các dụng cụ để xới gốc tìm rệp sáp vừa chậm vừa mất công, vừa gây họa cho tiêu. Vì dù cho bạn có làm cẩn thận bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn không tránh khỏi việc gây đứt rễ và xước gốc (dễ lây nhiễm bệnh hại)
Lưu ý: Đối với tiêu tơ, tiêu con mới vài tháng tuổi cần điều chỉnh áp lực nước xịt vừa phải kẻo “rệp nổi thì tiêu cũng nổi luôn”

Biểu hiện của rệp sáp hại trên cây hồ tiêu
Biểu hiện của rệp sáp hại trên cây hồ tiêu

2. Công đoạn thứ hai (làm ngay vào buổi chiều): tiến hành xử lý thuốc cho những trụ có rệp sáp đã được đánh dấu vào buổi sáng.


Dĩ nhiên có bạn sẽ hỏi: “tại sao không làm ngay vào buổi sáng hoặc sáng hôm sau?”. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, khoảng thời gian này là rất quan trọng, nó có tính chất quyết định rất cao, các bạn lưu ý:

Sau khi đã bị xối nước và bật ra khỏi gốc tiêu (đây là nơi ăn chốn ở của rệp) và khi đã bung hết lớp sáp dày bên ngoài làm nó sẽ bị đói chúng sẽ bị yếu đi, lúc này tất nhiên sức đề kháng sẽ kém. Thì ta sử dùng thuốc bảo vệ thực vật để xịt hoặc tưới:

Dùng Dragon 585 EC, thuốc gồm 2 hoạt chất Cypermethrin và Chlorpyriphos Ethyl
Dùng Amitage 200 EC, thuốc có 1 hoạt chất Carbosulfan

Cần chú ý pha đúng tỉ lệ hướng dẫn trên gói thuốc, xịt kỹ rộng trong và ngoài gốc, dưới tán lá gần xung quanh gốc, hoặc có thể tưới (buổi chiều độ ẩm trong đất đã hợp lí, không bị loãng thuốc) nếu để qua đêm đến ngày mai rệp đã khỏe trở lại, khó trị.

Tuy gốc tiêu nơi rệp chích hút có thể bị các loại nấm hại xâm nhập, nhưng hầu hết các loại nấm hại ở dưới gốc đều sợ ánh sáng mặt trời. Để chắc ăn hơn nữa ta nên pha thêm các loại thuốc trừ nấm phù hợp để ngừa, khoảng một tuần sau thì sử lí thuốc lần 2 để diệt rệp non. (xem thêm cách pha trộn thuốc thuốc BVTV)

Thưa các bạn ! Cách làm này tôi đã làm và hoàn thiện cách đây hơn mười năm, hiệu quả mang lại gần như tuyệt đối. Còn chuyên phòng bệnh thì có thể tham khảo thêm. Tôi quan sát và theo dõi ở vườn nhà thì nhiều năm nay không có rệp sáp gốc. Có phải là do tiêu đã già rệp sáp chê, hay là do hàng năm tôi xử lý 3 lần để phòng bệnh chết nhanh chết chậm mà lại có hiệu quả kép. Tôi không dám khẳng định! Lời khuyên cho bạn là nên kết hợp để giảm chi phí tiền thuốc BVTV, giảm công lao động.

Bài liên quan


EmoticonEmoticon