Chị Bắc làm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin còn anh chồng làm bác sĩ ở Đà Nẵng. Lúc đầu, cả 2 vợ chồng đều
rất bỡ ngỡ khi bắt tay vào làm vườn, 2 vợ chồng chỉ gieo hạt xuống đất để cây
tự phát triển. Nhưng với kiểu trồng rau
sạch như thế cây chỉ trồng được đợt đầu xanh tốt, còn đợt sau thì còi cọc
không lên nữa.
Xem thêm: Chậu nhựa trồng cây
Thấy như thế, 2 vợ chồng quyết
định nghiên cứu cách thức làm đất, bón phân, diệt sâu bọ,..Thông qua mạng
Internet anh (chị) đã học được các kiến thức làm vườn bổ ích.
Sau khi đã áp dụng thành công và
có 1 khu vườn rau sạch chị đã chia sẽ cùng mọi người để ai cũng có một mảnh đất
nhỏ như nhà mình:
1.
Xử lý chống thấm, thùng xốp
+ Nếu sân thượng mà chưa xử lý
chống thấm tốt, bạn nên lót 1 tấm bạt lớn ở dưới. Tất cả các thùng xốp phải
được kê lên cao, khi tưới nước phải tưới vừa đủ cho cây để tránh tràn ra quá
nhiều gây ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà của bạn.
+ Thùng xốp: bạn có thể mua lại
các thùng xốp đã sử dụng ở các quầy hoa quả. Đối với mồng tơi, rau cải, không
cần phải quá nhiều đất, bạn chỉ cần mua loại thùng xốp vừa. Còn với bầu, mướp,
dưa chuột thì phải sử dụng thùng to, đủ lượng đất thì cây mới cho trái, quả.
2.
Làm đất
Khi lấy đất từ đất nền hay ruộng
về, bạn nên phơi cẩn thận. Sau đó trộn vôi bột, trộn phân và xới tơi đất để tăng độ xốp cho đất. Đây là
giai đoạn quan trọng trong việc xử lý các mầm mống của sâu bệnh.
Sau khi lấy đất từ ruộng về bạn nên phơi và trộn với vôi bột |
3.
Ủ phân
Giai đoạn này tôi chuẩn bị trước
đó cả tháng. Tôi thích dùng phân từ thức ăn thừa, cọng rau hoặc lá cây hoại
mục. Tôi cho chúng hết vào một thùng lớn và cho vào 1 nắm đất bên trên và đậy
nắm lại. Chú ý khi ủ thì không nên cho nước vào thùng hay mở hé nắp để không
khí vào. Sau khoảng 1 tháng thì sử dụng được. Nếu có nhiều vỏ chuối thì càng
tốt vì chuối có nhiều Kali rất tốt để bón cho cây vào thời kỳ ra hoa, kết quả.
Ngoài ra, vẫn có một cách khác để
ủ phân là dùng hoa quả, vỏ quả thừa cắt nhỏ, ngâm vào nước cho lên men, khoảng
1 tuần là dùng được, sau đó pha với nước sạch, tưới cho rau.
Nếu nhà bạn nào làm sữa đậu nành
hay dầu dừa thì cũng có thể ủ mục rồi bón cho cây.
4.
Phân NPK
Khi trồng mướp hay bầu thì cần
nhiều dinh dưỡng bổ sung nên thỉnh thoảng tôi cũng bón thêm phân NPK để bổ
sung, nhất là vào giai đoạn cây ra hoa,
kết quả. Thông thường tôi bón khoảng 1 lần 1 tuần và các bạn đừng nên bón 15
ngày trước khi thu hoạch.
Bón thêm phân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho rau |
Các bạn cũng có thể mua riêng
từng loại của N, P, K tùy thuộc vào từng loại cây:
- N (đạm): có tác dụng làm cây
xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi.
- P (Lân): kích thích ra rễ, ra
hoa
- K (Kali): giúp cây cứng cáp,
trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc quả.
5.
Chuẩn bị hạt giống
Trước khi gieo hạt, tôi thường
phơi hạt giống trong nắng nhẹ để tiêu diệt mầm bệnh của cây. Hạt giống được
ngâm trong nước ấm khoảng 7 tiếng. Sau đó, bạn vớt hạt và ủ vào giấy ướt một
ngày là hạt nứt, bắt đầu mọc rễ.
Lúc này, bạn bắt đầu gieo hạt và
bạn nên gieo hạt vào lúc chiều mát.
6.
Trồng bằng cây hoặc cành có sẵn
Đối với một số loại rau như rau
ngót, lá lốt, ngải cứu,.. thì sau khi mua về sử dụng còn phần cành già đem
trồng vào thùng xốp, khoảng sau 2 tuần thì cây bắt đầu nhú ra những lá mới và
phát triển xanh tốt. Sau đó chỉ cần làm tương tự thì có một vườn rau nhỏ sử
dụng hàng ngày rồi.
Trồng rau từ phần dư thừa giúp cây mau phát triển |
7.
Chăm sóc cây
Nếu các bạn đã chuẩn bị đầy đủ
khâu làm đất, ủ phân thì chỉ cần chăm sóc, tưới đầy đủ vào cho cây là được. Nhà
mình trồng trên sân thượng, nắng rất gắt nên tưới nước 2 lần một ngày. Tuy có
hơi vất vả nhưng thấy rau xanh phát triển tốt nên không thấy vất vả gì cả.
Các bạn nhớ là cây ớt, dưa chuột,
bầu, mướp, cà chua cần nhiều nắng nên mới cho quả và không bị bệnh phấn trắng.
Còn như cây lá lốt, rau càng cua
thì không ưa nắng nhiều nên tôi trồng dưới giàn dưa chuột hay giàn mướp. (có thể dùng lưới che nắng cho cây)
8.
Thụ phấn cho cây
Sự thụ phấn của cây thường diễn
ra tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng. Tôi trồng trên sân thượng, gió thì sẵn
nhưng côn trùng thì ít. Bởi vậy, tôi quyết định tự làm công cuộc “ mai mối cho
anh hoa đực và em hoa cái”.
Tôi thấy hầu như mọi người đều
không biết phân biệt hoa đực và hoa cái. Dễ thôi, các bông hoa đực chỉ có phần
hoa thôi. Hoa cái có phần bầu nhỏ, sau đó mới đến phầ hoa. Hoa cái nếu được thụ
phấn sẽ phát triển thành quả, nếu không được thụ phấn thì sẽ bị rụng đi. Để cây
có năng suất cao bạn nên chủ động thụ phấn cho cây.
Thụ phấn giúp cây mau ra hoa kết quả |
Với mướp và dưa leo thì hoa
thường nở vào 7 - 8h sáng. Bạn chỉ cần ngắt hoa đực sau đó bỏ hết các cánh hoa,
rồi cho phần nhị hoa của bông đực vào hoa cái.
Còn bầu thì nở hoa vào lúc 17 - 18h
nên mọi người khi đi làm về thì nhớ thụ phấn cho cây.
9.
Tiêu diệt sâu bọ
Sâu bọ chủ yếu phát sinh từ ấu
trùng có trong đất, nên công đoạn làm đất mọi người cần làm đất kỹ càng, phơi
nắng và trộn vôi bột. Tuy nhiên thì còn sót lại ấu trùng, trứng sâu là chuyện
bình thường hay sâu bệnh cũng có thể do những loại bướm, côn trùng mang đến.
Để tiêu diệt chúng bạn không thể
sử dụng phương pháp phun thuốc trừ sâu như những nông dân thông thường. Với
cách như vậy thì vườn sau nhà bạn sẽ không còn rau sạch nữa. Riêng tôi, tôi có
cách pha chế thuốc diệt sâu bằng nguyên liệu ớt, tỏi, gừng khá hiệu quả. Công
thức tôi sưu tầm được và ứng dụng như sau: ớt, tỏi, gừng mỗi thứ 1kg đem giã
nhỏ cộng với 3 lít rượu trong thùng kín ở nơi không nắng nóng. Sau 15 ngày, các
chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Dung dịch này có thể sử
dụng trong vòng 6 tháng.
Loại thuốc tự chế này có thể
phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy...
Mỗi lần phun, bạn chỉ cần lấy 200
300ml hòa cùng 5 lít nước rồi phun đều theo mặt lá. Để phòng bệnh thì cỡ 7 10
ngày phun 1 lần. Khi thấy cây có hiện tượng bị sâu bệnh là phun ngay. Thời gian
cách ly 3 ngày.
Không nên phun quá nhiều sẽ gây
lãng phí và sẽ khiến cây bị cháy lá.
10.
Thu hoạch
Đối với các loại cây có trái như
mướp, dưa leo thì các bạn thu hoạch khi trái to vừa (không nên để quá già sẽ
không ngon). Còn đối với cà chua thì tôi thu hoạch lúc quả gần chín, để 1 2
ngày là chín mọng.
Đối với các loại rau, bạn chỉ nên
tỉa lá và cắt đi nhưng nhớ để lại phần gốc và rễ để chúng mọc lên lại và bạn sẽ
luôn luôn có rau sạch cho bữa cơm gia đình.
Đó là một ít chia sẻ về kinh
nghiệm trồng rau mà tôi đã làm. Chúc các bạn có một vườn rau sạch xanh tươi,
phát triển tốt – Chị chia sẻ.
EmoticonEmoticon