Nghề nông là nghề phó mặt cho trời, thời tiết thất thường
gây thiệt hại rất lớn cho người làm nông. Đặc biệt là vào những tháng gần cuối
năm, thường hay có những cơn bão lớn càng làm cho người nông dân khổ sở hơn.
Sau đây là những chia sẽ cách chăm sóc cây
trồng sau bão giúp
bạn có những kiến thức để bảo vệ cây trồng cũng như cải thiện được thiệt hại
sau bão.
Cách chăm sóc cây trồng sau bão |
1.chăm sóc các cây rau sau bão
Khẩn trương thu hoạch
sản phẩm ở những ruộng gần đến thời gian thu hoạch hoặc tận thu ở ruộng bị
thiệt hại nặng. Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy, không để nước
ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
TH1: Đối với những diện tích rau bị ngập úng không có khả năng phục hồi, sau khi nước rút tiến
hành thu dọn tàn dư, xới đất và xử lý với lượng vôi 25kg/sào. tiến hành nhổ bỏ
để trồng lại lứa mới.
TH2: Đối với những diện tích rau bị ảnh hưởng nhẹ, còn khả năng phục hồi
được thì đánh rãnh tháo nước và xới bề mặt đất để thoáng khí giúp bộ rễ nhanh
phục hồi. Sau đó tiến bón phân cho rau
Đối với rau ăn lá: Phải kiểm tra kỹ ruộng
rau xem có bị bệnh thối nhũn hay không, nếu không bị có thể tiến hành phun phân
bón qua lá. Riêng đối với những ruộng xuất hiện bệnh thối nhũn trước hết phải
xử lý bằng các loại thuốc trừ nấm như: New Kasuran 16,6WP, Ridomil 68WP…để trừ
bệnh, sau khi thấy ruộng rau phục hồi bắt đầu ra lá mới tiến hành phun phân qua
lá để cây phát triển tốt.
Đối với rau ăn quả: Xới xáo, phá váng mặt
đất xung quanh bộ rễ (xa gốc) giúp thoáng khí. Tiến hành cắt tỉa các cành bị
gẫy, dập nát và cố định lại cây; sau đó có thể hòa lượng phân 0,5kg NPK + 0,5kg
DAP/40 lít nước sạch để tưới cho một sào.
Chú
ý: Khi xới xáo hạn chế tối đa việc làm đứt bộ rễ của cây, tưới phân
phải tưới xa gốc cây.
Khi bón phân hoặc phun
thuốc cho cây rau phải đảm bảo đúng nồng độ, liều lượng và thời gian cách ly.
Tuyệt đối không bón các
loại phân đạm cho ruộng rau đang bị thối nhũn.
Trồng vụ rau ăn lá ngắn ngày tiếp theo thể thu hồi vốn nhanh chóng |
2.Chăm sóc các loại cây ăn quả sau bão
Sau khi hết bão khẩn
trương tiến hành đánh rãnh và xới xáo bề mặt đất ở vùng tán cây (chú ý hạn chế
tối đa việc làm đứt rễ cây) giúp thoát nước tránh hiện tượng cây bị ngập úng
gây thối rễ và hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.
Tiến hành cắt tỉa các
cành bị gẫy, cành tượt, cành rậm phía dưới gốc và bên trong tán tạo sự thông
thoáng cho vườn.
Dùng vôi hòa loãng hoặc
các loại thuốc trừ nấm cho cây ăn quả ( Aliette, Danatan, Ridomil) để bôi lên
vết thương nơi cắt tỉa cành cây giúp hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.
Dùng cây tre, cây gỗ...
buộc chéo gốc để chống đỡ cho những cây bị bão làm long gốc rễ giúp cây đứng
vững, bộ rễ nhanh phục hồi.
Sau đó có thể tiến hành
bón một số loại phân giúp kích thích cây ra rễ nhanh phục hồi như phân lân hoặc
DAP. Lượng bón 0,2-0,4kg/cây (tùy loại cây và tuổi cây), tiến hành hoà phân vào
10 lít nước sạch rồi tưới vào vùng đất xung quanh tán cây.
Dùng cây cọc để chằng néo trống đỡ cho cây trồng sau bão |
Chú ý: Do giai đoạn sau bão cây bị ảnh hưởng nên bộ rễ còn yếu, cành lá
xơ xác cây chưa hấp thu được dinh dưỡng nên tuyệt đối không bón các loại phân đạm,
kaly.
Ngoài ra bạn còn phải thường xuyên kiểm tra theo dõi ruộng vườn,
phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại dịch hại cây trồng.
Trên đây là một số phương pháp giúp
bạn chăm sóc rau quả sau bão, chúc bạn thành công.
EmoticonEmoticon