Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Mãng Cầu Xiêm Có Dễ Trồng - Phần 2

Qua phần 1 Mãng cầu Xiêm có dễ trồng chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm cũng như điều kiện trồng của cây, phần này chúng ta cùng đi sâu vào cách trồng nhé.

Mãng cầu xiêm
Hình 1: Mãng cầu xiêm

3. Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm.

3.1 Lựa chọn giống

  • Mãng cầu xiêm có thể nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Nếu không mua được hạt giống bạn có thể sử dụng hạt từ vụ trước để làm giống. Bạn nên chọn hạt giống từ những cây mẹ có năng suất cao, chất lượng tái tốt, tỷ lệ cơm nhiều, múi dày, không bị sâu bệnh hay nấm bệnh gây hại. Bạn chọn quả già rồi lấy hạt xử lý để dành ươm cho vụ sau là được.
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp chiết cành, ghép cành để nhân giống cho cây mãng cầu xiêm. Bạn chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh rồi chiết lấy cành con về ươm trong bầu đất rồi mới chuyển ra đất trồng.
  • Với những địa phương mà nước bị nhiễm mặn thì bà con nên ghép cành mãng cầu xiêm với cây bình bát. Việc ghép như vậy sẽ giúp cây thích nghi nhanh với môi trường nước mặn, giúp cây sinh trường tốt, thời gian cho trái thu hoạch cũng lâu hơn.
Lựa chọn giống mãng cầu xiêm
Hình 2: Lựa chọn giống mãng cầu xiêm
Tham khảo lưới chắn côn trùng 32 mesh Đài Loan để bảo vệ quả mãng cầu khỏi côn trùng gây hại, cho năng suất cao.

3.2 Đất trồng mãng cầu xiêm

  • Một ưu điểm của cây mãng cầu xiêm trái là nó có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Đất phù sa ven sông, đất bãi bồi hay đất phèn đều có thể trồng được. Tuy nhiên bạn chú ý độ pH của đất phải dao động từ 4,5 – 6,5. Đất tơi xốp, thoáng khí.
  • Hố trồng cây bạn đào với kích thước đường kính từ 40 – 60cm, còn chiều sâu từ 25 – 30cm. Ngoài ra bạn cũng nên dựa vào chiều cao của cây để đào hố trồng cho phù hợp.
  • Trước khi trồng bạn nên xử lý đất trước khoảng 5 – 7 ngày. Cày xới đất kỹ để tạo độ thông thoáng, phơi ải và bón vôi để diệt trừ các mầm bệnh. Ngoài ra bạn cũng nên bón lót trước một lớp phân để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Tỷ lệ phân bón lót bao gồm: 2 – 3kg phân chuồng hoai mục + 200g phân lân + vôi bột.
  • Cây mãng cầu xiêm có thể trồng xen canh hoặc chuyên canh tùy điều kiện và diện tích vườn trồng. Với hình thức xen canh, có thể trồng hai bên mé mương nước, vị trí này có độ ẩm cao, nhận được nhiều ánh sáng và việc tưới tiêu nước cũng dễ dàng. Còn với hình thứ chuyên canh, có thể trồng theo hàng hoặc trồng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách khoảng 3x3m. Mật độ trung bình trên 1 ha khoảng 750 – 1000 cây.
Đất trồng mãng cầu xiêm
Hình 3: Đất trồng mãng cầu xiêm

3.3 Cách trồng mãng cầu xiêm

  • Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm không quá phức tạp. Trước tiên bạn đặt cây bình bát là cây ghép xuống hố đầu rồi vùi đất xung quanh rất chắc chắn để giữ cây vừng rồi tưới đẫm nước.
  • Những cây non ươm trong bầu đất bạn xé bỏ lớp bọc nilon bên ngoài rồi đặt cây vào hố, lấp đất xung quanh, bồi thành mô đất cao khoảng 10cm rồi tưới nước ẩm cho cây. Hằng năm bạn cần tiến hành bồi mô đất lên cao theo bán kính của tán lá cây phát triển.

Cách trồng mãng cầu xiêm
Hình 4: Cách trồng mãng cầu xiêm
Nếu bạn muốn trồng xen canh ổi, mận có thể tìm hiểu thêm lưới trùm cây ổi/mận bảo vệ năng suất khi ra quả.
Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu cách chăm sóc và thụ phấn tại "Mãng Cầu Xiêm Có Dễ Trồng - Phần 3" nhé.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Bài liên quan


EmoticonEmoticon