Đồng Tháp: Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã đạt chuẩn nông thôn mới Hòa Bình
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm gần đây, nhiều nông dân xã đạt chuẩn nông thôn mới Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã cải tạo vườn tạp và đất ruộng gò sản xuất lúa kém hiệu quả để trồng các loại cây ăn trái đặc sản nhằm phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Thiết kế nhà màng trồng dưa lưới
SỰ CỐ VỠ ĐÊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI DÂN
Được sự vận động, giúp đỡ của Đảng bộ xã Hòa Bình, năm 2016, ông Huỳnh Văn Me đã thuê nhân công san lấp, lên líp, cải tạo 3.000m2 đất vườn tạp để trồng 100 gốc dừa xiêm lùn, 80 gốc chanh bông tím, 50 gốc ổi nữ hoàng và 50 gốc xoài Đài Loan… Đến mùa nước nổi năm 2018, do bị sự cố vỡ đê bao, nước tràn vào vườn gây ngập úng và chết một phần cây trồng. Sau đó, ông Me được chính quyền địa phương hỗ trợ 50 cây dừa giống, Ngoài việc chăm sóc các cây trồng còn sống sót, ông trồng lại 50 gốc dừa, 50 gốc ổi, 50 gốc chanh và mở rộng thêm 1.000m2 đất cạnh nhà đắp mô trồng 50 gốc mãng cầu. Nhờ cần mẫn chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên các loại cây trồng đang phát triển tốt. Những cây dừa còn sống sau khi bị sự cố vỡ đê đến nay đã ra trái, trổ buồng và đang cho thu hoạch…Màng nhà kính israelToàn xã Hòa Bình hiện có 2.600 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có không ít đất ruộng gò canh tác lúa kém hiệu quả và đất vườn tạp cho huê lợi không cao. Ủy ban nhân dân xã Hòa Bình đã họp dân lấy ý kiến quy hoạch vùng chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao tại ô bao vượt lũ số 51. Kết quả các hộ dân đều thống nhất quy hoạch với diện tích 20 ha chuyển đổi trồng xoài, mãng cầu… Nổi bật, có hộ ông Nguyễn Văn Thật cải tạo toàn bộ 13 ha đất ruộng canh tác lúa kém hiệu quả lên líp để trồng xoài; hộ ông Phan Văn Chao cải tạo 5.000m2 ruộng canh tác lúa kém hiệu quả lên líp trồng 400 gốc mãng cầu, 200 gốc ổi Rubi ruột đỏ và 100 gốc nhãn siêu trái. Ông Chao cũng thiết kế điều khiển hệ thống tưới nước tự động bằng điện thoại thông minh cho vườn cây ăn trái của mình. Hiện tại, các loại cây trong vườn của ông đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ cho nguồn thu nhập cao trong vài tháng tới.
MẠNH DẠN CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT RUỘNG SANG CÂY TRỒNG
Ông Phan Văn Chao vui vẻ chia sẻ: “Là một đảng viên nên tôi thấy mình phải đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng. Gia đình tôi có 3ha sản xuất lúa nhưng lợi nhuận không cao. Tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn trái để nâng cao thu nhập của gia đình cũng như góp phần xây dựng xã nông thôn mới. Sau khi chuyển đổi, tôi thấy, trồng cây ăn trái hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”.Chuyển đổi cây trồng trên ruộng |
Nhà Màng trồng rau mini
Ông Chao chia sẻ lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng trên ruộng lúa kém hiệu quả
Ông Lê Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết:“Hiện tại, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo vườn tạp rất có hiệu quả. Các cây trồng thực hiện chuyển đổi phát triển rất tốt. Hướng tới, xã sẽ tiếp tục quy hoạch 2 ô bao vượt lũ 51 và 38 và một phần diện tích của ô bao 45 và 48B trồng lúa không có hiệu quả để vận động bà con chuyển đổi cây trồng nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con, góp phần đẩy mạnh tiêu chí thu nhập về nông thôn mới của xã nhà”.
Ông Lê Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết:“Hiện tại, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo vườn tạp rất có hiệu quả. Các cây trồng thực hiện chuyển đổi phát triển rất tốt. Hướng tới, xã sẽ tiếp tục quy hoạch 2 ô bao vượt lũ 51 và 38 và một phần diện tích của ô bao 45 và 48B trồng lúa không có hiệu quả để vận động bà con chuyển đổi cây trồng nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con, góp phần đẩy mạnh tiêu chí thu nhập về nông thôn mới của xã nhà”.
THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU
Với sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp và đất ruộng gò sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị..., xã Hòa Bình sẽ góp một phần công sức để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
nguồn sưu tầm
EmoticonEmoticon