Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Chuyện lạ khó tin tiền bán 3 kg sâm đất bằng tiền ăn 1 tô phở nhưng vẫn có lãi

Chuyện lạ khó tin tiền bán 3 kg sâm đất bằng tiền ăn 1 tô phở nhưng vẫn có lãi

Củ hoàng sin cô (khoai sâm, sâm đất) là loại cây được du nhập vào địa bàn huyện Bát Xát (Lào Cai) khoảng 6 năm trở lại đây và không ngừng tăng về diện tích. Để người dân yên tâm sản xuất cây trồng này, năm 2019, huyện Bát Xát đã ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm sản phẩm Nhà Màng trồng rau mini

Củ hoàng sin cô được người dân gọi với cái tên gần gũi là sâm đất, khoai sâm bởi củ có lớp vỏ nhẵn, bên trong lõi màu vàng nhạt, khi ăn có vị ngọt mát, mùi thơm đặc trưng, có thể ăn sống như món tráng miệng, giải khát hoặc nấu chín.

Theo kết quả kiểm nghiệm của một số cơ quan chức năng, củ hoàng sin cô có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ sức khỏe, phù hợp với những người ăn kiêng. Đây là thực phẩm tốt nên được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Phân loại củ hoàng sin cô.
Phân loại củ hoàng sin cô.
Năm 2013, một số hộ trên địa bàn huyện Bát Xát đưa cây hoàng sin cô về trồng. Ban đầu, người dân trồng làm thức ăn cho gia đình nhưng ăn không hết và khi mang bán đã được thị trường đón nhận với tín hiệu tích cực. Từ đó, cây hoàng sin cô được người dân nhân giống trồng tại các xã: A Lù, Ngải Thầu, Trịnh Tường, Y Tý... của huyện với diện tích tăng nhanh, đạt quy mô hàng hóa.

Khó khăn trong trồng sâm đất


Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây hoàng sin cô trồng tại Bát Xát phát triển tốt hơn trồng ở nhiều nơi khác, mỗi gốc thu khoảng 3 - 5 kg củ, năng suất khoảng 20 - 25 tấn/ha. Nhiều thương lái cho biết, chất lượng củ hoàng sin cô ở huyện Bát Xát ngon, thơm, đậm đà và củ to đều hơn so với một số nơi khác nên bán lẻ dễ hơn.

Ông Lưu Trọng Dương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát cho biết, diện tích trồng cây hoàng sin cô trên địa bàn tăng nhanh qua các năm: Năm 2015 là 10 ha và đến năm 2019 là hơn 50 ha. Điều này đã một phần chứng tỏ hiệu quả kinh tế mà cây trồng này mang lại.

Tuy nhiên, theo ông Dương, cũng có thời điểm người dân lao đao khi củ hoàng sin cô bị thương lái ép giá dẫn đến sản xuất bấp bênh. Đơn cử như năm 2018, giá bán củ hoàng sin cô đầu vụ khoảng 8 - 10 nghìn đồng/kg nhưng thương lái thu mua với số lượng không nhiều; đến giữa vụ, giá bán chỉ còn hơn 3 nghìn đồng/kg và cuối vụ thì không có người mua. Hậu quả là hàng chục tấn củ hoàng sin cô không tiêu thụ được.

Từ thực tế trên, UBND huyện Bát Xát đã giao cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện làm đầu mối tìm biện pháp tháo gỡ. Trung tâm đã cử cán bộ đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoàng sin cô tại thành phố Lào Cai, Hà Nội và một số địa phương khác, qua đó nhận thấy tiềm năng tiêu thụ củ hoàng sin cô rất lớn.

Trung tâm liên hệ nhiều nơi tìm đối tác tiêu thụ ổn định cho nông dân và đi đến ký thỏa thuận hợp tác, hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải (tỉnh Hải Dương), sản lượng liên kết tiêu thụ gần 200 tấn củ/năm. Công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải sử dụng củ hoàng sin cô chế biến nước ép và sản xuất trà nhúng.

Nhà Màng mini trồng rau sạch hiệu quả

Trồng sâm đất được cam kết đầu ra


Doanh nghiệp cam kết thu mua với giá ổn định 6 - 8 nghìn đồng/kg và sẽ tăng theo thị trường. Theo tính toán, với giá thấp nhất là 6 nghìn đồng/kg củ, người trồng hoàng sin cô lãi khoảng 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.
Người dân xã Ngải Thầu thu hoạch củ hoàng sin cô.
Người dân xã Ngải Thầu thu hoạch củ hoàng sin cô.
Để đảm bảo việc nông dân thực hiện cam kết với doanh nghiệp, vào đầu tháng 9/2019 (thời điểm chuẩn bị thu hoạch củ hoàng sin cô), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cử cán bộ đến từng thôn, hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân không thu hoạch củ hoàng sin cô non, đồng thời phổ biến về lợi ích lâu dài của thỏa thuận bao tiêu sản phẩm.

Về chất lượng sản phẩm, trung tâm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cho các hộ tham gia và đứng ra ký thỏa thuận thu mua củ hoàng sin cô với chính quyền 3 xã có diện tích trồng tập trung gồm: Y Tý, Trịnh Tường và Ngải Thầu.

Gương mặt tiêu biểu trồng sâm đất


Là một trong những hộ có diện tích cây hoàng sin cô lớn của xã Ngải Thầu, ông Lý A Quản, thôn Chi Chu Lìn cho biết: Tôi trồng cây hoàng sin cô từ 4 năm trước. Cây hợp đất nên năng suất cao nhưng giá bấp bênh. Năm nay có đơn vị ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá ổn định nên tôi yên tâm và trồng 1,5 ha. Hiện tôi đã thu hoạch đợt đầu được hơn 2 tấn củ và bán được 16 triệu đồng. Đối với diện tích còn lại, tôi tiếp tục thu hoạch vào cuối tháng 11.

Anh Vàng A Tùng, Trưởng thôn Ngải Thầu Thượng (xã Ngải Thầu) cũng cho biết, gia đình anh là một trong những hộ đầu tiên ký hợp đồng tiêu thụ củ hoàng sin cô với giá 8 nghìn đồng/kg, do đó anh yên tâm khi thu hoạch đồng loạt. Ngoài ra, điểm thu mua cũng ngay tại thôn nên không mất công vận chuyển đi xa. Đợt thu hoạch vừa qua, gia đình anh lãi khoảng 40 triệu đồng.


Ông Ly Giờ Có, Bí thư Đảng ủy xã Ngải Thầu cho biết: Hiện xã có hơn 30 ha cây hoàng sin cô đang vào vụ thu hoạch và có năng suất rất tốt. Việc có đơn vị bao tiêu sản phẩm giúp các hộ trồng yên tâm hơn.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi đang là xu hướng tất yếu để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững. Việc huyện Bát Xát kịp thời vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho nông dân, định hướng sản xuất theo quy trình canh tác an toàn với loại cây trồng mới thể hiện sự năng động của chính quyền hành động, kiến tạo.

Nhà Màng mini trồng rau sạch tăng năng xuất

Nguồn: Sưu Tầm 

Bài liên quan


EmoticonEmoticon