Ủ phân là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón cho cây. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.
![]() |
Bà con ử phân hữu cơ bón cho rau |
Quy trình ủ phân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô… (Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt).
- Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía…
- Chế phẩm sinh học (men ủ).
Bước 2: Chọn nơi ủ
Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng,…
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành. Vật liệu để làm mái: Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilong, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Bước 4: Trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật
Để trộn đều gói chế phẩm và nước gỉ mật hoặc mật mía (đường cát) cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: Chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật (hoặc nước đường) vào ô doa nước khuấy đều. Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu... ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2-3 ngày.
Bước 5: Che phủ và bảo quản
Sau khi ủ xong nên đậy đóng ủ bằng bạt hoặc nilong, để bảo đảm tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp.
Bước 6: Đảo đống ủ và bảo quản
Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.
Xem thêm: Chia sẻ của "ông vua tiêu" tổng hợp cách chăm sóc tiêu
Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP
Xem thêm: Chia sẻ của "ông vua tiêu" tổng hợp cách chăm sóc tiêu
Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBALGAP
EmoticonEmoticon