Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“


gia tăng chất lượng sản phẩm
Nông nghiệp Việt Nam cần nỗ lực gia tăng chất lượng sản phẩm để thu giá trị gia tăng cao hơn, nâng cao đời sống cho người dân (Ảnh minh họa: KT)
Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, tăng lợi ích cho người làm nông nghiệp.

KHÔNG NÊN KHỐNG CHẾ TỔNG CHI PHÍ LÃI VAY

Không nên khống chế tổng chi phí lãi vay ở mức 20%, thậm chí là 50%, miễn là chi phí thật và hợp lý, hợp lệ cũng cần phải được chấp nhận
Tại: Nới hay bỏ trần chi phí lãi vay?
Trước xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, theo tôi, cách nhìn đối với room NĐT nước ngoài có thể linh hoạt hơn một chút.
Tại: Thêm chất xúc tác cho M&A ngân hàng

Chậu nhựa trồng hoa vạn thọ
Tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016, sáng nay (27/5), do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành, đặc biệt là chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

GIÁ NỘI ĐỊA NHIỀU MẶT HÀNG NÔNG SẢN GIẢM

Áp lực cạnh tranh tăng
Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và ngành hàng (IPSARD), nhìn lại mấy năm gần đây cho thấy, giá nội địa nhiều mặt hàng nông sản chủ lực trong xu hướng giảm khiến giảm động lực sản xuất. Trong bối cảnh đó, hạn hán và xâm mặn gây thiệt hại nặng cho nông nghiệp. Tính đến cuối tháng 5/2016, hạn hán và xâm mặn gây ra: Sản lượng lúa đông xuân tại ĐBSCL giảm 1,13 triệu tấn; nước biển xâm nhập sâu hơn thông thường 10-25km; sản lượng tôm sú giảm 12%, tôm thẻ giảm 14%; một số diện tích cà phê chết khô, năng suất kém; năng suất trái cây có múi và dừa, hạt tiêu đều giảm mạnh.

Chậu nhựa treo trồng hoa
Trước đó, năm 2015 xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực cũng giảm, như: gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Sang quý I/2016, dù một số mặt hàng xuất khẩu có tăng trưởng trở lại so với năm 2015 nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có sự suy giảm. Trong đó, xuất khẩu gạo, cà phê giảm trên các thị trường lớn và truyền thống; cao su và thủy sản cũng tương tự. Một số sản phẩm khác có tăng trưởng xuất khẩu (gỗ, hồ tiêu, hạt điều, rau quả) nhưng cũng không bù đắp được suy giảm trên.

Nguyên nhân chính của giảm giá hàng hóa trên thị trường nông sản thế giới, theo ông Kiên, là do cung vượt cầu. Đơn cử, tồn kho gạo tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines rất cao. Hay như với cao su, dù tiêu thụ vượt sản xuất, nhưng giá dầu giảm đã tác động tiêu cực giá cao su. Cà phê cũng trong cảnh cung vượt cầu.

TĂNG KIỂM SOÁT CUNG

TS Võ Trí Thành: Mặc dù Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu nông sản, nhưng giá trị thu về còn khiêm tốn. Hiện Việt Nam mới đạt giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp khoảng 30 tỷ USD, trong khi doanh số của thế giới 15.000 tỷ USD/năm. Rõ ràng, tiềm năng phát triển nông nghiệp rất nhiều nhưng Việt Nam chưa tận dụng được.

Trong bối cảnh đó, các nước xuất khẩu lớn đã tăng cường hỗ trợ nông dân trong sản xuất – xuất khẩu, như: Giảm diện tích, giảm sản lượng sản xuất lúa, cao su (Thái Lan, Indonesia, Malaysia); tăng nhập khẩu gạo đảm bảo an ninh lương thực (Philippines, Indonesia); duy trì trợ cấp cao (gạo Ấn Độ, cao su Indonesia và Malaysia,…); hạ tiêu chuẩn chất lượng cà phê để duy trì xuất khẩu (cà phê Colombia); khu vực nhà nước và tư nhân Thái Lan hợp tác tăng đầu tư R&D thủy sản.

Chậu nhựa dẻo
Còn tại Việt Nam, đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như: Nhà nước khuyến khích tăng cung gạo khi tín hiệu thị trường tích cực; nỗ lực tái canh cà phê; điều chỉnh giảm thuế đối với doanh nghiệp cao su; tăng kiểm soát cung, giám sát chất lượng hồ tiêu; tiếp thu phản hồi; hỗ trợ tăng cường năng lực khai thác hải sản; tăng cường kiểm soát chất lượng thịt nhập khẩu, dịch bệnh; nỗ lực khơi thông thị trường xuất khẩu rau quả chất lượng cao.

Doanh nghiệp cũng đã chú ý nâng cao tiêu chuẩn chất lượng lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, bò sữa; tăng kết nối, phản hồi thông tin thị trường, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí; tích cực đấu tranh pháp lý trong thương mại quốc tế… Còn nông dân thì chuyển đổi sản xuất ứng phó với biến động thời tiết – môi trường; đa dạng hóa mô hình sản xuất… Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả thực tiễn vẫn chưa cao, áp lực với ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Quý I/2016, nông nghiệp đã tăng trưởng âm.
nguồn sưu tầm

Bài liên quan


EmoticonEmoticon