Cảnh báo sâu keo mùa thu gây hại cây ngô trên diện rộng
Ngày 7/8, ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô (bắp) với 14,6 ha.
CẢNH BÁO SÂU KEO
Theo đó, diện tích nhiễm nhẹ 14,4 ha, nhiễm trung bình 0,2 ha, chưa phát hiện nhiễm nặng. Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa thu sẽ tiếp tục phát sinh gây hại cây ngô trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và sản lượng nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời.Nhà Màng trồng rau mini
Báo cáo của Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cho thấy, tính đến hết vụ Hè Thu 2019, tổng diện tích ngô gieo trồng trong toàn tỉnh là 5.231,3 ha; đã thu hoạch 598,4 ha (tập trung ở 2 huyện Chợ Mới và Phú Tân), các giống ngô ghi nhận nhiễm sâu keo mùa thu là: ngô lai 247, ADI 688, PAC 339, ADI 603; ngô non 271, ngô nếp 461… tập trung ở các huyện An Phú; thị xã Tân Châu; huyện Chợ Mới; huyện Tịnh Biên và huyện Châu Thành. Hiện nay, số diện tích ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu nói trên đã được nông dân tổ chức phòng trừ có hiệu quả.
Để chủ động phòng, chống sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô một cách có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các ban ngành và cơ quan chuyên môn của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức ngay các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu theo quy trình, hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.
THỐNG KÊ MỨC THIỆT HẠI
Các địa phương thực hiện tốt điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên cây ngô và các cây trồng khác; hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức phòng, chống theo quy trình kỹ thuật đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành; thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sâu keo mùa thu, tổ chức tuyên truyền về nhận diện sâu keo mùa thu, tác hại của sâu keo mùa thu và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trên địa bàn biết để chủ động có giải pháp khống chế kịp thời, hiệu quả...Thiết kế nhà màng trồng dưa lướiPhó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thông tin, tuyên truyền về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu cho cán bộ ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông và bà con nông dân.
SỬ DỤNG BẪY ĐỂ TIÊU DIỆT SÂU KEO
Khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng bẫy bả để thu bắt và tiêu diệt sâu keo mùa thu trưởng thành; sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt trứng, sâu non) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ sâu keo mùa thu trên đồng ruộng. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" khi sử dụng.Thanh nẹp ziczacNgoài ra, hướng dẫn hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật tạm thời sử dụng phòng trừ sâu keo mùa thu để các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cho nông dân (theo Hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật tại Công văn số 1064/BVTV-TV ngày 03/5/2019).
Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh để kinh doanh thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng và tăng giá thuốc.
nguồn sưu tầm
EmoticonEmoticon